Tô Hoài Chương, Quảng Xương quê tôi, tập 2, tr 97…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 30 - 31)

Đông đều nằm ở mạn đồng. Làng Hà Đông có đình, nghè, có nhà thờ họ Hoàng. Đình làng nằm giữa làng thờ bản thổ thành hoàng và các bậc tiên hiền trong làng, Nghè làng Hà Đông là nghè chung của ba làng là Hà Đông, Ninh Đông và Nga My, thờ thần biển có duệ hiệu là Đông Hải Đại Vương….làng Hà Đông có một đặc điểm chung là mạn đồng mạnh hơn mạn biển với tính khép kín truyền thống của một làng văn hóa nổi bật với hai dòng họ chính là Hoàng và Trần, vì thế mà nó có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ giữa các thành viên trong họ, ngoài làng nên sự liên kết giữa các thành viên cũng chặt chẽ hơn, đó chính là sợi dây vô hình liên kết con người với nhau và nó trở thành một lực hút mạnh mẽ níu giữ con người trong mọi hoàn cảnh vẫn gắn bó mật thiết với nơi mình được sinh ra.

Thứ hai, phải kể tới làng Đồn Điền, ngay trong cái tên gọi của nó đã ẩn chứa nhiều điều “bí ẩn” cần lý giải về vùng đất này: “Đồn” là nơi đồn trú của quân lính triều đình xưa kia và điền là ruộng, là nơi quân lính triều đình đóng quân để làm ruộng. Cùng với chủ trương khai hoang phục hóa hiện tượng đồn điền dưới thời phong kiến đã diễn ra một cách mạnh mẽ đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông, trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Năm Quý tỵ, Hồng Đức thứ tư, sức cho “Kinh Bắc, Lạng Sơn đạo giám sát ngự sử coi…các sở ty đồn điền..” Năm Tân Sửu 1481 “Lập sở Đồn Điền. Lời Chiếu rằng: đặt cho sở Đồn Điền là để hết sức làm ruộng, ruộng là nguồn tích trữ cho Nhà nước. Vậy hạ lệnh đồn điền các xứ định làm thượng, trung, hạ ba bậc”.24

Dưới thời Lê Thánh Tông có hai hình thức lập đồn điền là quân lính với chính sách “ngụ binh ư nông” và các tù binh Chiêm Thành được lập trại làm ruộng do quân lính giám sát, phần lớn là ở nơi biển đảo, không gần dân. Đồn điền thường được lập ở những nơi vốn là đất hoang hóa, làng xóm thưa thớt, đây là một chính sách phát triển nông nghiệp lớn của nhà Lê Sơ. Đây cũng chính là nguồn gốc của các làng đồn điền mà trong sách “làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” đã đề cập tới như các đồn điền thôn, đồn điền trang, đồn điền biệt sở tộc, đồn điền sở.. . về Đồn Điền sở có ghi “Đồn Điền sở: Tổng thủ hộ, huyện Quảng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w