Xương, Phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa”. Cùng đề cập về vấn đề nguồn gốc Đồn Điền sở tại làng Đồn Điền, Quảng Thái, Quảng Xương, Thanh Hóa trong cuốn Lịch
sử Thanh Hóa có đoạn viết “năm 1972, Lê Thánh Tông hạ chiếu nói rõ việc đặt
đồn điền là cốt để hết sức vào việc nghề nông, thêm của chứa cho Nhà nước. Theo sử liệu từ một tập điền bạ ở Sở Đồn Điền Quảng Xương do Ch. Robequain ghi lại trong Lê Thanh Hoa thì từ năm 1841, các quan đồn điền là Phan Thế Hợp và đồn điền phó sứ Uông Ngọc Châu, Tô Văn Bảo (Tô Chính Đạo) được cử phụ trách sở đồn điền Tĩnh Ninh *. Họ đã khai phá, vạc vỡ những dải cát ven biển, những đầm lầy hoang vu để lập thành những “sở”. Theo Thiên Nam dư hạ tập thì đến đời vua Lê Thánh Tông, cả nước có tổng cộng 43 sở đồn điền. Thanh Hóa có Đồn Điền Sở, Du Vịnh Sở, An Lãng Sở, Cảo sở…rải rác ở các huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Vĩnh Lộc”25. Năm 1970, Giáo sư sử học Phan Đại Doãn đã hướng dẫn một nhóm sinh viên về điền dã tại xã Quảng Thái, căn cứ vào gia phả gốc của họ Tô và theo lời kể các cụ cao niên cho rằng: làng Đồn Điền vốn là một sở đồn điền Quảng Xương thiết lập trên cơ sở một đội quân do vua Lê Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành thắng lợi trở về đóng quân tại Thanh Hóa vào cuối năm 1471 đầu 1472. Theo sử sách ghi lại vào đầu năm 1470, Quốc vương Chiêm Thành là Trà Toàn đêm quân thủy bộ, voi ngựa đánh úp Hóa Châu (tức Thừa Thiên Huế ngày nay). Vua Lê Thánh Tông đã thống lĩnh 26 vạn quân thân chinh đi đánh Chiêm Thành, bắt sống 3 vạn người trong đó có cả thường dân, phụ nữ. Lúc bấy giờ nhà Lê còn phải đối mặt với Ai Lao, Bồn Nam (miền núi phía Tây Bắc), để có đủ lương thực nuôi quân nhà Lê đã nhận ra cái lợi của đồn điền vận dụng chính sách “ngụ binh ư nông” của các triều đại đi trước, chẳng những quân lính tự lo được cái ăn mà còn đóng góp lương thực cho Nhà nước. Như thế, sở đồn điền Quảng Xương được chủ trương thành lập khoảng cuối năm 1471.
Theo hệ thống tổ chức đồn điền, ở các địa phương, ty đồn điền chỉ đạo các sở đồn điền và sở đồn điền là trung tâm để mở rộng hoạt động ra các khu
25 Ban Nghiên cứu và biên soạn Lịch sử Thanh Hóa, “Lịch sử Thanh Hóa tập 3 thế kỷ XV-XVIII, Nxb KHXH, 2002, tr 108, 109, 2002, tr 108, 109,
vực lân cận. Trung tâm đồn điền Quảng Xương bấy giờ ở trên diện tích tương đương với xã Quảng Thái bây giờ.
Sở Đồn Điền Quảng Xương tất yếu là binh đồn điền mà chủ thể của một trung tâm đồn điền không ai khác chính là những binh lính, bên cạnh đó còn có các thành phần khác như tù binh Chiêm Thành, quan lại bị bắt làm lính cày ruộng, kẻ tội phạm, dân lưu vong…tù binh Chiêm Thành với số lượng đông hơn được an trí tập trung ở nhiều nơi, sau này trở thành một làng có tên Lang – làng Lang thuộc xã Quảng Châu hoặc xã Du Vịnh (nay là Quảng Vinh, Quảng Xương). Vào thời Lê Sơ, ở Thanh Hóa đồn điền Chánh sứ là Phan Thế Hợp, các ông Tô Văn Bảo (Tô Chính Đạo), Uông Ngọc Châu phụ trách sở Đồn Điền Quảng Xương, cấp dưới Đồn Điền chánh sứ phó, sở sứ có các đội trưởng chỉ huy các đội lính và thư lại làm sổ sách, giấy tờ. Sở Đồn điền Quảng Xương đóng trên một dải cát bồi, ven bờ biển mà phía tây nó đất đai đã được khai phá lập thành làng xóm, chỉ còn lại những vệt trũng sâu chứa nước chua mặn và cát bùn lầy lội. Sở Đồn điền Quảng Xương thuộc loại binh đồn điền, do vậy buổi đầu họ được chia đất, phát vốn, cấp nông cụ cho từng cá thể sau 3 năm triều đình định mức thu thế, rồi đến năm 1481 nhà vua mới phân ruộng đất làm 3 hạng: thượng, trung, hạ để việc nộp tô được công bằng. Nhưng ở vùng đất này điều kiện tự nhiên khó khăn, cộng với việc thiếu hệ thống kênh dẫn nước, việc thau chua rửa mặn, cải tạo đất đai, thời gian phải nhiều hơn ba năm, nhà nước chỉ tha tô thuế khi ruộng chưa có thu hoạch hoặc việc thu hoạch không đáng kể còn việc cấp vốn không thể hai lần. Để khắc phục tình trạng trên, ông Tô Văn Bảo đã xin triều đình cho mộ dân nghèo khai phá thêm một số khu vực khác có điều kiện canh tác thuận lợi hơn, sau này trở thành các làng như Phú Xá (Quảng Hải), Tiền Thịnh (Quảng Đức); Tào Lâm (Nông Cống), Mai Xuyên (Đông Sơn)… để lấy nơi nọ bù nơi kia.
Trong các đơn vị Đồn trang, Đồn thôn, Đồn điền biệt sở tộc, Đồn điền na điều có Đồn điền sứ, chánh phó để chỉ huy điều hành việc làm ruộng của quân lính ở các nơi trong vùng. Làng Đồn điền xã Quảng Thái trước kia là sở đồn điền chính là đại bản doanh của quan dinh điền sứ Tô Chính Đạo và Phó sứ
Uông Ngọc Châu. Hiện nay, trong bài văn khấn kỵ nhật (ngày giỗ) có đoạn nói về việc thành lập đồn điền nơi đây như sau: “Quyết sơ khởi tổ ta làm quan sứ
thần ở Thanh Hóa, thừa tuyên sứ cùng Lê Công Bình (niên hiệu của Lê Thánh Tông) đi đánh giặc Chiêm Thành, thắng lợi trở về lại phụng sắc dụ dân kiến an quốc nội.
Năm Hồng Đức thứ 3 lại cùng ông Uông Ngọc Châu lập ấp sở Đồn Điền ta, số ruộng hơn 130 mẫu (đo đặc thời Cảnh Trị), chưa kể những nơi bàng cận như Mai Xuyên (Đông Sơn), Tào Lâm (Nông Cống), Thiên Linh (Nga Sơn) và các nơi Lưu vệ, Thái Lai, Cô Đồng Cô Bái, Dụ vật, Phó Tá, Bể Thôn ở huyện Quảng Xương nhà, công đức ấy được phong phúc thần để dân làng đời đời thờ phụng”.
• Yếu tố về cơ cấu dòng họ và dân cư
Đối với người Việt Nam dòng họ và tình làng nghĩa xóm có một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi người. Chính các yếu tố tự tôn về dòng tộc, quê quán đã tạo nên sức mạnh phát triển của nhiều vùng đất, tạo nên sức mạnh giữ làng, giữ lại văn hóa làng trước những đổi thay của thời thế, trước sức mạnh xâm lược và đồng hóa của giặc ngoại xâm.
Có một điểm đặc biệt so với việc hình thành các làng truyền thống trong lịch sử nước ta, đó là sự ra đời của các đồn điền sở, các binh điền, điều này cũng góp phần tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu dân cư và kết cấu làng xã. Chế độ đồn điền phân người làm ruộng theo đội ngũ để dễ quản lý và điều hành, đối với binh đồn điền lại càng chặt chẽ hơn cho nên các thành viên sinh sống ở đó thiếu chất keo tình làng nghĩa xóm để gắn bó với nhau trong một cộng đồng như số đông làng xã khác, với những phong tục, tập quán, những luật lệ mà người nông dân xưa nay vẫn tự hào “đất có lề, quê có thói”.
Không ít bà con ở làng Đồn Điền không rõ nguồn gốc xa xưa của mình. Ở đây họ Tô chiếm khá đông, tuy nhiên tất cả những người họ Tô không phải cùng chung một cội nguồn, một dòng máu. Theo quy chế năm 1472, nhiều người Chiêm, người Man bị bắt làm nô lệ, đầy tớ bị buộc phải mang họ chủ tức là họ Tô. Ngoài ra, những binh lính, dân chiêu mộ, con nuôi hoặc người hầu hạ
trong cửa quan đồn điền Chánh sứ Tô Văn Bảo tự nguyện gắn bó suốt đời với họ Tô cũng chuyển sang mang họ của chủ.
Do sự đa dạng của một binh điền nên ở đây có rất nhiều dòng họ, bởi trong một đơn vị quân đội thường do gom góp lính khắp các miền trên đất nước mà hình thành, mỗi người trong họ lại có một họ gốc của riêng mình, có một thói quen văn hóa riêng, địa vị xã hội riêng nên khi đã vào một đội quân nhất định thì thân phận tôi tớ thay tên đổi họ cho phù hợp với chủ. Không có quan hệ huyết thống cộng thêm với sự hời hợt của binh lính trong quan hệ về họ mạc, làm cho sự ràng buộc dòng tộc ở Đồn Điền càng trở nên lỏng lẻo. Vậy là, vốn có nguồn gốc thập phương, lại lỏng lẻo trong quan hệ ràng buộc ở nơi sinh sống làm cho người Đồn Điền rất dễ toan tính và thực hiện ý định giao du. Mặt khác, do xuất phát từ một đơn vị quân đội nên cư dân Đồn Điền cũng phân biệt rõ thành hai bộ phận: chỉ huy và bị chỉ huy, mỗi bộ phận có nhiệm vụ, quyền hạn khác hẳn nhau và do đó hành vi, tính cách cũng khác nhau, trong mối quan hệ ra lệnh và phục tùng.
Quảng Thái là một cộng đồng dân cư mang nhiều dòng họ, ở đây có tới