Số liệu UBND xã Quảng Thá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 30)

năng suất bấp bênh, chất lượng và giá trị sản phẩm thấp kém. Bình quân một lao động nghề cá chỉ khai thác được 75 kg sản phẩm/tháng, việc quản lý sản phẩm rất khó khăn nên mức thu nhập của các hợp tác xã thấp trong khi nhà nước vẫn phải cung cấp đẩy đủ lương thực cho ngư dân để ổn định cuộc sống. Tổng số gạo nhà nước cấp cho hợp tác xã Thượng ngư của Đồn Điền năm 1980 là 99.946 kg, bình quân một lao động là 532 kg, tương đương với 720 kg thóc so với 1 lao động nông nghiệp ở hợp tác xã Điền nông nhiều gấp 7 lần. Nhà nước không những thất thu sản phẩm, phải cấp bán lương thực mà còn xóa nợ cho các hợp tác xã ngư nghiệp 2 thời kỳ

Có lẽ mọi biến động trong cái làng ven biển này bắt đầu từ trong thời kỳ đổi mới, khi chuyển sang mô hình kinh tế thị trường làm đảo lộn mọi thói quen một thời đã ăn sâu vào cách nghĩ, nếp sống của người dân Đồn Điền.

Trong thực cảnh ruộng đất ít, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, nguồn lợi biển chưa được khai thác hết tiềm năng, “thiên lại không phù”, người dân lại ít chú trọng đến đầu tư cho sản xuất lâu dài nên nguồn lương thực thu được không đủ cung cấp cho cuộc sống hàng ngày. Từ khi thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư về việc khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, vai trò của hộ nông dân từng bước được phục hồi. Nhu cầu liên kết hợp tác trong sản xuất nông nghiệp chưa sâu sắc, nghề cá chỉ có thuyền bè nhỏ ít quan hệ ràng buộc lẫn nhau làm cho vai trò của các hợp tác xã nông, ngư nghiệp ngày càng giảm suốt. Đặc biệt khi xóa bỏ cơ chế bao cấp, đối lưu lương thực thì các hợp tác xã cũng tự tan rã, sản xuất được trở lại với hộ gia đình. Trong sản xuất ngư nghiệp thì sau khi các hợp tác xã tan rã, thuyền bè và ngư cụ của các hợp tác xã bị xé lẻ, chỉ có một số ngư dân có điều kiện mua được các bè mảng thô sơ một bộ phận đáng kể ngư dân không có tiền mua ngư cụ, một số trở thành lao động làm thuê, số khác trở nên thất nghiệp. Bên cạnh đó vào thời điểm này nghề sản xuất đay cói xuất khẩu không còn thị trường do sự tan rã khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô cũ, hợp tác xã nông nghiệp hết việc làm dẫn đến 885 lao động thủ công nghiệp và 1.550 nhân khẩu ăn theo bị thất nghiệp hoàn toàn chỉ còn lại hai bàn tay trắng do ruộng đất đã giao hết cho các hộ nông dân.

.... chính vì thế người dân nơi đây đã nghèo, đã đói, thiếu việc làm… bây giờ những khó khăn ấy như cùng “hẹn gặp” nhau tại một điểm, thời điểm bắt đầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế trên cả nước, dù muốn hay không vùng đất Đồn Điền ấy bắt buộc phải nhập cuộc một cách mạnh bạo để tiếp nhận những thời cơ mới hay hững hờ trước thời thế và đón nhận những thách thức đang nảy sinh.(nên đưa bình quân diện tích đất nông nghiệp vào)

Thực trạng nêu trên chứng tỏ với diện tích đất canh tác hạn chế, phương tiện, trang thiết bị thô sơ, nếu chỉ tổ chức nông nghiệp, ngư nghiệp như truyền thống mà không có sự chú trọng đầu tư theo chiều sâu, phát triển theo hướng lâu dài thì hiệu quả đạt được quá thấp không đủ nuôi sống hơn 8000 miệng ăn trong xã. Việc chuyên môn hóa vội vã cùng chế độ bao cấp lương thực tràn lan cho nghề thủ công và nghề cá đã nâng đỡ cuộc sống của người dân Quảng Thái đến đỉnh điểm rồi buông thả vào hụt hẫng tột độ vào cuối những năm 80, đầu 90, khi xóa bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, cùng với đó là sự tan vỡ của thị trường Đông Âu, nguồn lương thực bao cấp trước đây không còn nữa. Người dân nơi đây đứng trước cảnh “chao đảo” đã tạo ra một cú sốc lớn.

Đã thế thiên nhiên lại không mấy thuận lợi, trong thập niên 80 – 90 vùng đất này lại chịu ảnh hưởng của hai cơn bão liên tiếp gây thiệt hại làm cho 80% ngư dân mất trắng tài sản.

Trong tình thế người dân làng Đồn Điền chưa nhận biết thêm được tiềm năng, lợi thế nào cũng chưa huy động được nguồn lực nào đủ sức kích thích những ngành nghề truyền thống để bù đắp lại những thiệt hại do thiên tai và thời tiết gây ra.

Nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường đã kích thích mạnh mẽ lại việc phân công lao động theo hướng xã hội hóa theo hướng mọi người, mọi ngành, mọi lĩnh vực điều phải nhìn nhận lại mình, tự điều chỉnh để thích ứng với thời thế mới, làm cái thị trường cần, thay vì thói quen làm bất cứ gì mình có thể, nhưng trước biến động mạnh mẽ của xã hội thì ở Đồn Điền dường như người dân vẫn rất “dửng dưng” với thời cuộc.

Vì vậy ta có thể thấy rằng, nếu xét trên bình diện kinh tế trong những năm tháng trước đây ở vùng đất “thiên không phù, địa không lợi” ấy để tồn tại người ta kiếm cách để sống, vì vậy tạm thời rời bỏ xóm làng, cất bước ra đi để kiếm sống đã dần dần trở thành một nghề chính trong cơ cấu kinh tế của địa phương, bổ sung cho những nhu cầu mà nông nghiệp, ngư nghiệp chưa đáp ứng được và một trong những cách ấy là đi tha phương cầu thực “dân làng tôi lấy

cớ ra đi dựa vào tấm lòng nhân ái lá rành đùm lá rách của nhân dân cả nước tìm kế sinh nhai, nhất là ở thành phố lớn. Ban đầu lẻ tẻ một số người nhưng rồi việc ra đi có vẻ dễ kiếm ăn không cần vốn liếng, lao động bớt nặng nhọc lại có bát ăn bát để… Vì vậy đã thu hút nhiều đối tượng”.23 Đây cũng chính là nguyên

nhân trực tiếp tạo nên dòng người tha phương cầu thực ngày càng đông, đến mức mang tính cộng đồng như thực tế hiện nay. Đây cũng là một điều dễ hiểu, cái nghèo, cái khó, sự thất nghiệp, nó lôi kéo, mở đường và hối thúc con người ta ra đi.

1.2.1.2. Các nhân tố về mặt tâm lý - xã hội

* Các nhân tố về mặt tín ngưỡng và tâm lý truyền thống

Quảng Thái gồm có 2 làng biển là làng Đồn Điền và làng Hà Đông xưa hợp lại nằm ở giữa Mũi Gầm (Sầm Sơn) và Lạch Ghép (Kẻ Mon), là hai làng nghèo nhất trong các làng biển nghèo của Quảng Xương lúc bấy giờ. Vùng đất này có một con sông nhỏ chạy qua gọi là Sông Rào ngăn cách mạn biển với mạn đồng, vì vậy tuy cùng một xã nhưng cư dân mạn đồng có đời sống no đủ hơn so với mạn biển.

Nằm trong cùng một vùng đất song làng Hà Đông và làng Đồn Điền có những đặc trưng hình thành vùng, cư dân cũng như những nét tâm lý truyền thống khác nhau.

Trước hết, phải kể đến làng Hà Đông, so với Đồn Điền thì làng Hà Đông có thể được hình thành sớm hơn, bởi tính khép kín còn được thể hiện trong đời sống văn hóa của nhân dân nơi đây. Làng Hà Đông cũng được chia làm hai mạn là mạn đồng và mạn biển. Tất cả các sinh hoạt văn hóa truyền thống của làng Hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 30)

w