Nhân tố về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 26)

Ca dao ta xưa có câu:

“Ăn mày là ai? Ăn mày là ta

Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày”.

Không biết câu ca dao ấy đã xuất hiện từ bao giờ mà vẫn lưu truyền đến tận ngày nay như một quy luật lôgic không cần phải tranh luận. Ai cũng có quê hương, chẳng ai nỡ lòng vứt bỏ cái vùng đất “chôn nhau cắt rốn” của mình để tìm đến một miền xa lạ, trừ khi mảnh đất nặng ân tình, nhiều ân nghĩa ấy không còn đủ sức níu giữ và nuôi dưỡng con người.

Song có phải cái đói, cái rách ở Quảng Thái đến mức thực sự mảnh đất này không thể nuôi sống được những con người được sinh ra từ đó hay không? Hay đất vẫn nặng tình mà người vẫn hờ hững ra đi. Trước và sau đổi mới những yếu tố nào đã tạo điều kiện dung dưỡng, nâng bước cho thực trạng tha phương cầu thực một cách đông đảo ở làng Đồn Điền.

Đồn Điền là làng nằm ngay cạnh biển, điều kiện kinh tế khó khăn hơn các vùng khác, lại thường xuyên phải hứng chịu những trận càn quét từ thiên nhiên nên đời sống kinh tế vốn đã khó khăn lại chồng chất khó khăn. Là một trong những nơi có diện tích đất canh tác nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp. Trong bài viết “Đồn Điền ngày ấy bây giờ” của tác giả Tô Hoài Chương có đoạn viết “ruộng đất ít, cồn cát nhiều, đất chật người đông, lại ở bãi ngang, thiên nhiên khắc nghiệt, bão lũ thường xuyên đe dọa, không có nguồn sinh thủy… Câu ngạn ngữ “Lấy chồng kẻ bể chớ nể nồi khoai”, còn nghề biển thì:

“Tháng ba trong nước em đi Tiền riêng dấu mẹ mà nuôi anh cùng”

Khả dĩ toát lên cảnh đói nghèo triền miên từ năm này sang năm khác. Thời ấy có một số người phải lần mò tay bị tay gậy xin ăn nhưng chỉ quanh quẩn trong vùng lân cận nhất là trong ngày 3 tháng 8”.

… “Cách mạng Tháng tám thành công chung theo phong trào của đất nước thành lập các hợp tác xã chuyên môn hóa nông riêng, ngư riêng. Trong

thời kỳ bao cấp nơi đây được nhà nước ưu đãi trên nhiều phương diện “gần trên 2/3 số hộ được Nhà nước nuôi quanh năm theo giá bao cấp, mỗi tháng từ 130 tấn đến 150 tấn. Làng tôi chấm dứt cảnh ăn xin của một số người trước đây”21.

Theo các nguồn tài liệu còn lưu lại thì sau cải cách ruộng đất cùng với phong trào hợp tác hóa toàn tỉnh, tính đến năm 1959 Quảng Thái cũng đã xây dựng 2 hợp tác xã ở hai thôn, kinh tế hộ ngày càng phụ thuộc vào hợp tác xã, đến năm 1960 riêng ở Đồn Điền đã có tới 7 hợp tác xã, mỗi đơn vị có trên dưới 80 hộ. Xã Quảng Thái có 4 hợp tác xã ngư nghiệp và 3 hợp tác xã nông nghiệp. Trong các hợp tác xã ngư nghiệp được hướng dẫn hỗ trợ mở nghề dệt chiếu nội để tạo thêm công ăn việc làm cho ngư dân. Đến năm 1976 ngành thủ công nghiệp sản xuất cói, đay phát triển mạnh lúc này Quảng Thái lại tiếp tục sáp nhập và chia tách thành 3 loại hình hợp tác xã chuyên nghiệp. Tư liệu sản xuất được điều chỉnh theo ngành nghề của hợp tác xã. Tính đến thời điểm này Quảng Thái đã có 7 hợp tác xã nông nghiệp gồm 2 thủ công nghiệp, 2 sản xuất nông nghiệp và 3 hợp tác xã ngư nghiệp. Phần lớn vợ con ngư dân trong hợp tác xã ngư nghiệp điều tham gia sản xuất trong các hợp tác xã nông nghiệp.

Do điều kiện tự nhiên khó khăn, sản xuất nông nghiệp ở Quảng Thái mang tính quảng canh, tự túc, tự cấp với cây trồng chủ yếu là lúa nước và cây khoai lang. Đồng ruộng không có hệ thống thủy lợi, không có bờ vùng, bờ thửa, các thửa ruộng được phân chia theo kiểu cắm vè. Quy trình canh tác lạc hậu không có điều kiện thâm canh, năng suất lương thực phụ thuộc vào thời tiết hàng năm, ở đây chủ yếu chỉ thu hoạch được vụ chiêm xuân còn vụ mùa hầu như ngập úng. Những khuyết tật của cơ chế hành chính bao cấp được thực hiện tràn lan trong các hợp tác xã đã triệt tiêu động lực nâng cao năng suất lao động dẫn đến sản lượng thấp và bấp bênh. Mặt khác cùng với việc gia tăng quá nhanh dân số cho nên bình quân lương thực thời này cũng không quá 150 kg thóc/người. Sản lượng lương thực thời kỳ 1975-1980 toàn xã đạt 350 tấn, bình quân đầu người 134 kg, thời kỳ 1981-1985 đạt 382 tấn nhưng bình quân đầu người chỉ là 141 kg/người, năm 1995 mất mùa 65-75 % sản lượng lương thực cả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 26)

w