Thực trạng rời làng đi làm ăn xa của người dân Đồn Điền trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 60)

- Tục ăn tết lại và yếu tố hướng đình:

31 Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Thái, (2005), tr 43.

2.2. Thực trạng rời làng đi làm ăn xa của người dân Đồn Điền trong những năm gần đây

năm gần đây

Các gia đình Quảng Thái sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về môi trường tự nhiên khiến cho nghề nông, nghề ngư, không thể mang lại khối lượng sản phẩm đủ đáp ứng yêu cầu tồn tại của mỗi gia đình, từ đó hoạt động tha phương cầu thực nảy sinh. Người ta tưởng rằng, một khi Quảng Thái đã phát triển, người Quảng Thái đã qua cái thời đói cơm, rách áo thì người dân nơi đây sẽ ổn định cuộc sống. Đáng ra tình trạng đó sẽ lắng xuống, mất đi khi các tác nhân kích thích không còn hoặc được điều chỉnh, nhưng có một thực tế đã không diễn ra như vậy, khi đã qua cái thời “chao đảo”, dòng người khất thực vẫn còn hiện hình trong đời sống xã hội, vậy những nguyên nhân nào vẫn còn “dung dưỡng” cho tình trạng trên?

Cái thực trạng đi xin lên đến cực đỉnh trong thời kỳ đổi mới. Chính cơ chế thị trường đã tạo ra bước nhảy vọt về kinh tế - xã hội, khiến cho nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, nhân dân Đồn Điền nói riêng, tăng lên nhanh chóng. Như vậy, từ đói nghèo phải đi tha phương cầu thực để giải quyết cái ăn, thời thế phát triển cũng làm cho tâm lý họ có sự thay đổi, chức năng kinh tế gia đình không chỉ để giải quyết đói nghèo mà vươn lên “làm giàu”. Tâm lý đó thúc giục nhân dân Đồn Điền – Quảng Thái nỗ lực để có mức thu nhập cao hơn. Điều đó giải thích tại sao cơn cực bĩ đã qua nhưng số người đi tha phương cầu thực vẫn chưa thuyên giảm.

Mặt khác, tuy đã có sự phát triển kinh tế trên nhiều mặt, đã mở nhiều cơ sở sản xuất để tạo việc làm cho nhân dân nhưng những nỗ lực đó vẫn chưa đủ, việc làm và thu nhập tại địa phương thiếu nghiêm trọng so với nhu cầu thu hút người tha phương cầu thực về làm ăn sinh sống tại quê. Hiện nay, cả xã có 8767 nhân khẩu với 3369 người trong độ tuổi lao động, nhưng mới chỉ có 2463 người có việc làm ổn định, còn lại là thiếu việc làm ổn định. Do đặc thù của xã 70% số hộ không có ruộng, không có nghề thủ công nên 40% số lao động thiếu việc làm, nên số lao động này ra đi ra khắp các tỉnh thành làm các nghề đánh cá, bán hàng rong tăng thêm nguồn thu nhập.

Sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở các đô thị, các tụ điểm kinh tế, đã tạo điều kiện và đòi hỏi phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc. Nhu cầu thuê mướn lao động phổ thông làm những công việc nặng nhọc, giá trị thấp ở khu vực này ngày càng nhiều, sức hút mãnh liệt do sự chênh lệch lớn về mức thu nhập ở đô thị so với nông thôn, tạo ra sức hút thường xuyên lao động thủ công ở những vùng quê nghèo như Quảng Thái.

Cuộc sống ngày càng phát triển cao, tạo điều kiện cho các hoạt động từ thiện và hành vi “bố thí” để cầu phước ngày càng mở rộng, phát triển. Vậy là nhu cầu hành khất không chỉ có ở kẻ thất cơ lỡ vận, mà có cả trong những người tốt bụng giàu sang. Điều này tạo ra cơ hội tốt cho tình trạng tha phương cầu thực có thể được trở thành một “nghề” rộng rãi cho những người “mang danh” Quảng Thái ở mọi miền.

Đồng thời, tính hiệu quả cao trong hành vi tha phương cầu thực so với sản xuất tại quê nhà, tạo ra sức hút mãnh liệt, níu kéo những người đã ra đi và khuyến khích dòng người không riêng ở Đồn Điền tiếp tục gia nhập lộ trình ấy. Số lượng người đi tha phương cầu thực ngày càng đông, tạo quan niệm bình thường trong cộng đồng cư dân như một nghề sinh sống, xóa dần tâm lý mặc cảm, định kiến. Chính vì vậy, đã tạo nên tình trạng lây lan, không chỉ có ở Đồn Điền mà mở rộng ra các vùng đói nghèo khác, vốn không có những nhân tố tiềm tàng như ở Đồn Điền.

Khi chưa đi, cuộc sống an cư với cảnh tha phương cầu thực còn một khoảng cách, nhưng đi rồi chỉ thấy cái lợi trước mắt, che phủ hết tác hại có thể xảy ra. Lâu dần thành thói quen, khiến người ta có thể quên hết dằn vặt từng có và khó lòng dứt ra để quay về cuộc sống cũ.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu tuy đã qua thời “đói cơm rách áo” nhưng có nhiều nhân tố vẫn đang “ngấm ngầm” kêu gọi người dân Đồn Điền tiếp tục khăn gói lên đường. Trước hết, những người dân Đồn Điền vẫn rời làng ra đi là do thiếu một công việc ổn định tại quê nhà nên họ phải “lan tỏa” mọi nơi để tìm kiếm những nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, trong hoàn cảnh nền kinh tế đang đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở các trọng điển kinh tế thì nhu cầu lao động chân tay là

rất lớn, điều này góp phần thúc đẩy những con người thất nghiệp tìm đến và lựa chọn cho mình một công việc thích hợp. Và vì thế, tình trạng tha phương cầu thực ở Quảng Thái được nâng đỡ bằng cơ chế thị trường, đã nhanh chóng được nhân lên, là kết quả tích hợp của nhiều nhân tố, nên dẫu không còn cảnh đói rách một thời, vẫn khó thuyên giảm tỷ lệ người dân rời làng đi làm ăn xa để ổn định cuộc sống tại quê nhà.

Tóm lại, chúng ta có thể hiểu được nguyên nhân thúc đẩy người dân làng Đồn Điền – Quảng Thái đi tha phương cầu thực không xuất phát từ một yếu tố tín ngưỡng, tâm linh về một vị “tổ nghề ăn mày” hay sự ràng buộc nào của lệ làng mà mọi xuất phát điểm của việc đi xin điều do căn nguyên kinh tế mà thành. (viết lại đoạn này)

Chính vì vậy, lúc này vấn đề Quảng Thái đã trở thành mối quan tâm không chỉ của riêng chính quyền địa phương, mà trở thành vấn đề lớn của huyện, của tỉnh, của các cấp có thẩm quyền ở trung ương. Vì cách thức kiếm sống ấy đã tác động không nhỏ tới sự bất ổn về xã hội và mỹ quan, không chỉ ở nơi đã sản sinh ra dòng người ấy mà tác động sâu sắc đến chính địa bàn mà họ đang mưu sinh. Nhiều cuộc điều tra, khảo sát đánh giá tình hình, thực trạng điều kiện cơ sở vật chất nơi đây, cũng như thực trạng người dân rời làng đi để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Nhiều dự án, nguồn ngân sách được hỗ trợ cho Quảng Thái nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm thu hút lao động ở lại địa phương và người đi lang thang trở về ổn định cuộc sống tại quê hương như dự án du lịch Nam Sầm Sơn, dự án phát triển giao thông nông thôn, dự án khuyến khích đầu tư khai thác hải sản xa bờ, chương trình xóa đói, giảm nghèo... Nhưng người dân vẫn cứ dìu dắt nhau đi, trước tình hình ấy, nhiều nơi đã có những biện pháp tổ chức, quản lý lao động tự do, quy định đối với dân ngoại tỉnh lang thang, trong đấy phải kể phương thức mang tính cưỡng chế ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đã làm ngăn chặn dòng người ấy bằng việc thu gom người trả về địa phương, có tác dụng tích cực cho thu hút lao động về làm ăn tại địa phương. Từ bên ngoài, sự phanh phui sự thật giả dối của nhiều người đi ăn xin trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho thái độ

xã hội có sự thay đổi, cảnh giác hơn. Thu nhập từ ăn xin giảm sút, nên nhiều người chuyển sang làm các nghề khác như buôn bán bánh kẹo, bán báo… là hành vi mạnh hơn.

Mặt khác, đối với Quảng Thái, xuất phát từ đặc trưng tâm lý cũng như thực tiễn, thường xuyên có một bộ phận dân cư thông minh tháo vát, nhạy bén với cơ chế thị trường, tổ chức kinh doanh nhiều mặt hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao như chế biến sứa, kinh doanh thương mại… chính quyền xã đã tạo điều kiện cho họ phát triển nền kinh tế tiểu chủ, tư nhân sẽ là môi trường tốt thu hút nửa kia, tức những người mang tâm lý tự ti, ỷ lại đang sống bằng nghề tha phương cầu thực trở về quê sinh sống. Chính những người năng động này đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, nhiều người đã trở về làm việc tại các cơ sở này.

Trong các hoạt động kích thích nền kinh tế, thì phải tăng cường đầu tư cho các hoạt động tổ chức sản suất trong nông nghiệp bằng cách chú trọng áp dụng các giống mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, dịch vụ.

Giữa trình độ nhận thức và tha phương cầu thực, đặc biệt là hành nghề ăn xin, đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả? có thể chúng là hai mặt của một vấn đề, đều là nguyên nhân của nhau, có thể chuyển hóa cho nhau. Chính vì vậy, tác động làm thay đổi mặt này, sẽ góp phần làm thay đổi mặt kia. Vì thế, muốn khắc phục được tình trạng người dân rời làng đi tha phương cầu thực, thì nâng cao trình độ văn hóa là điều không thể thiếu. Vì không thể khắc phục tình trạng tha phương cầu thực chỉ bằng những giải pháp duy ý chí. Nhưng cũng không thể chỉ bằng những giải pháp cứu trợ thuần túy, mà điều quan trọng hơn là giải pháp giúp đỡ để nhân dân nhận thức được sự cần thiết, thấy rõ mục tiêu, được trang bị phương pháp và điều kiện tối thiểu để mọi người cùng tham gia thực hiện.

Đồng thời với các biện pháp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giảm tỷ lệ người lang thang phải kể tới một yếu tố tác động cực kỳ quan trọng là hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức của người dân. Việc tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia khắc phục tình trạng tha phương cầu thực mang tính “cộng đồng”, xây dựng cuộc sống ổn định, giàu có văn minh tại địa phương được thực

hiện một cách mạnh mẽ. Các tổ chức đoàn thể, tiến hành thu thập tư liệu, biên soạn thành chương trình, làm rõ thực trạng tình hình tha phương cầu thực đã trở thành một phong trào ở địa phương, nguyên nhân, tác động và những hậu quả xấu do cuộc sống tha phương cầu thực tạo ra. Đồng thời khơi dậy những truyền thống tốt đẹp của mảnh đất và con người Đồn Điền, Quảng Thái những tấm gương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, trong xây dựng cuộc sống gia đình, hun đúc tình làng nghĩa xóm xưa và nay. Mặt khác, tìm các biện pháp, hình thức thay thế bằng những phương thức mưu sinh cũ bằng một công việc đích thực khác tiến bộ hơn.

Các tổ chức đoàn thể trong xã, trong thôn như hội người cao tuổi, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, nông dân, không những đến từng nhà để vận động bà con thôi lang thang, quay về quê hương làm ăn, mà còn lồng ghép các chương trình tuyên truyền vào trong các việc làm và hành động cụ thể, kết hợp giữa lời nói và hành động, giới thiệu cho các hội viên những mô hình kinh tế giúp họ lựa chọn và cho họ vay vốn sản xuất, mở các lớp dạy nghề cho những người trong độ tuổi lao động, chú trọng tới việc khuyến khích các gia đình, những tiểu chủ có kinh nghiệm trong sản xuất và làm giàu nhận đỡ đầu cho những người mới về quê làm ăn. Các tổ chức hội này còn cố gắng tìm kiếm nhiều khả năng thích hợp để tăng cường các cơ hội sinh hoạt cộng đồng sinh động và bổ ích, kể cả các hình thức lao động công ích để xây dựng quê hương. Chính từ mô hình này mà nhiều hộ đã có mức thu nhập khá, đời sống ổn định. Mục đích của hoạt động tuyên truyền, vận động là phải góp phần làm cho mỗi đối tượng thay đổi được nhận thức và có thái độ quyết tâm khắc phục tình trạng tha phương cầu thực, tạo lập niềm tin để thực hiện nhiệm vụ đó, tiến tới hành động cụ thể để thay thế tha phương cầu thực bằng một cuộc sống mới.

Bên cạnh đó, mặt bằng dân trí thấp là một nguyên nhân quan trọng làm cho những người tha phương cầu thực không nhận thức được những tác hại của cuộc sống hiện tại và tương lai của họ. Làm cho họ hiểu từ chỗ quan niệm đi tha phương cầu thực, đặc biệt đi xin chỉ là hoạt động bình thường để kiếm kế sinh nhai, chỉ cho họ thấy lợi ích cục bộ, nhất thời ít ỏi, hoàn toàn không tương xứng

với những hậu quả nặng nề, lâu dài do cuộc sống tha phương cầu thực tạo ra. Trên cơ sở đó, khơi dậy trong mỗi người mong muốn thay đổi cuộc sống cũ, cung cấp và tạo điều kiện cho họ tiếp nhận những kiến thức mới để khẳng định và củng cố mong muốn thay đổi cuộc sống tha phương cầu thực bằng những nghề nghiệp ổn định tại địa phương.

Chính vì thế mà xã đã đẩy mạnh công cuộc phổ cập giáo dục, thực hiện xóa mù chữ, vận động, hỗ trợ cho trẻ em lang thang trở lại trường học, năm 1999, xã đã mở được 03 lớp xóa mù chữ cho 132 trẻ em lang thang và mở lớp học chữ cho 312 cháu có hoàn cảnh khó khăn, chính nhờ những biện pháp mạnh mẽ này mà tỷ lệ học sinh bỏ học đi lang thang đã giảm rõ rệt, hầu hết các em trong độ tuổi điều được đến trường. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần không chỉ tác động trực tiếp vào nhận thức của thế hệ trẻ mà thông qua lực lượng này tác động trực tiếp đến bản thân gia đình có người tha phương cầu thực. (số liệu)

Không những thế, bằng các hành động thực tế như hỗ trợ vốn, kinh nghiệm sản xuất cho các hộ khó khăn trong làng, trong xã, vận động và đưa những trẻ em khó khăn, đi lang thang về hòa nhập tại quê hương và tạo được công ăn việc làm cho nhiều người, đã làm cho những người lang thang có được một cơ sở đặt niềm tin khi họ thôi lang thang tìm về với quê nhà.(số liệu mih chứng)

Một khi đời sống của người dân được ổn định, kéo theo nhận thức của họ đã được thay đổi, nhìn thấy được sức hút từ chính mảnh đất nơi mình đã sinh ra đã tạo nên một tiếng gọi thôi thúc con người trở về, thì tình trạng người dân rời làng đi lang thang đã giảm một cách đáng kể, đặc biệt là tình trạng đi xin hầu như chỉ còn là một con số khiêm tốn. Giờ đây, những con người ở cái làng ven biển ấy họ đã “tự sống” trên chính đôi bàn tay, trên đôi vai của chính mình. Khi thời thế thay đổi con người cũng phải đổi thay, họ vẫn còn đi làm ăn xa do thiếu công việc ở quê nhưng là những công việc chân chính như bán hàng, làm thuê. Có người đã tâm sự rằng “Từ năm 90 đổ về trước việc đi ăn xin bản thân tôi

lao động chân chính. Nghành nghề giờ có rồi, chúng tôi cũng có lòng tự trọng mà. Thông tin đồn đại lung tung khiến con em trong xã ra ngoài đi học, đi làm gặp nhiều khó khăn, tự ti”.(Bác LĐK, thôn 2, Đồn Điền).

Có thể nói rằng đã có một thời gian, đặc biệt là đầu những năm 80 và 90 tình trạng người dân rời làng như một làn sóng mang tính “cộng đồng”, người này đi kéo theo người khác cũng ra đi, có lúc con số ấy lên tới mức kỷ lục 80% cùng nhau tha phương cầu thực. Trong cái dòng người ra đi ấy đủ các thành phần, lứa tuổi, trẻ em, người già, phụ nữ là những người tay bị tay gậy chiếm tỷ lệ cao nhất. Lúc đầu, những con người ở vùng đất khốn khó ấy chỉ đi với một số lượng lẻ tẻ, đi xin nhằm mục đích tìm thêm nguồn lương thực để duy trì cuộc sống của bản thân và góp phần làm vơi đi cái đói của các thành viên trong gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trường hợp phụ nữ di cư hành khất của làng đồn điền, xã quảng thái, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w