Kênh phân phối truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 63)

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của MHB

2.2.4.1 Kênh phân phối truyền thống

Nhìn chung MHB tương đối có lợi thế về mạng lưới chi nhánh. MHB có mạng lưới chi nhánh rộng và trải dài từ Lạng Sơn đến huyện đảo Phú Quốc (đứng thứ 7 trong hệ thống ngân hàng). Tuy nhiên, mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch của MHB chủ yếu chỉ tập trung ở khu vực ĐBSCL. Hơn nữa, nếu trình độ quản lý khơng theo kịp với tốc độ tăng hệ thống mạng lưới thì sẽ dẫn tới việc tốn kém, là gánh nặng thêm cho ngân hàng.

Hình 2.7: Hệ thống mạng lưới của MHB từ 2007 đến 2011 156 180 209 223 242 156 180 209 223 242 0 100 200 300 2007 2008 2009 2010 2011

Nguồn : Báo cáo thường niên của MHB.

Hình 2.8: So sánh số lượng chi nhánh của một số ngân hàng năm 2011

1,123 629 408 242 232 1700 2,300 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500

AGRI VCB CTG BIDV STB MHB EAB

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của MHB và một số ngân hàng.

Kênh phân phối truyền thống của MHB còn yếu kếm. Hệ thống chi nhánh, PGD của MHB từ thiết kế đến trang phục nhân viên chưa đẹp mắt và không đồng

đều trong cùng hệ thống. Trong khi VCB, STB, ACB, EAB có thiết kế rất hiện đại, bắt mắt; nhân viên trẻ với trang phục đẹp và gọn gàng; phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Kênh phân phối truyền thống là kênh phân phối cốt lõi của ngân hàng, do đó, bộ mặt của chi nhánh/PGD là yếu tố rất quan trọng để thu hút khách hàng, nâng cao vị thế của một ngân hàng. Trong tương lai, MHB cần có những biện pháp để thay đổi tích cực kênh phân phối truyền thống của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)