Sức mạnh của nhà cung cấp và của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thực trạng và giải pháp (Trang 74)

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của MHB

2.3.1.4 Sức mạnh của nhà cung cấp và của khách hàng

Nếu xét trên phạm vi toàn hệ thống ngân hàng, sức mạnh mặc cả của người cung ứng vốn hoạt động là thấp vì thị trường hiện nay bị độc quyền bởi nhóm NHTMQD. Điều này được thể hiện qua việc đồng thuận áp dụng thống nhất lãi suất huy động tiền gửi: lãi suất của các NHTMCP không vượt quá 0,03%/tháng so với mức lãi suất cùng kì hạn của NHTMQD. Do xuất thân từ NHTMQD, tuy đã được cổ phần hóa một phần nhưng chủ sở hữu chính vẫn là Nhà nước nên MHB cũng có sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp này. Tuy nhiên nếu xét ở phạm vi môi trường kinh doanh của MHB, sức mạnh mặc cả của khách hàng là thấp. Sự đơn điệu về dịch vụ, các hoạt động marketing yếu làm yếu đi sức mạnh mặc cả của người mua đối với MHB.

2.3.2 Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô 2.3.2.1 Môi trường kinh tế 2.3.2.1 Môi trường kinh tế

Hệ thống ngân hàng một cấp đã được chuyển đổi thành hệ thống ngân hàng hai cấp từ tháng 5/1990. Sự chuyển đổi này đã tách bạch chức năng quản lý tiền tệ của NHNN ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ của các NHTM. Bước đổi mới

này thực sự tạo ra bước đột phá cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng với sự ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2, đa dạng về hình thức sở hữu (gồm ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó có MHB, cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngồi, quỹ tín dụng nhân dân, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài…).

Theo một báo cáo mới đây của viện nghiên cứu McKinsey Global, một số điều tổng kết về Việt Nam: Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh thứ nhì châu Á, sau Trung Quốc; Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về hạt tiêu, hạt điều, gạo và cà phê; Việt Nam là một thỏi nam châm đối với vốn đầu tư nước ngồi; Việt Nam có hạ tầng đường giao thơng tiên tiến hơn so với Philippines và Thái Lan; Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam đang cao hơn so với các ngân hàng của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác trong ASEAN. Những điều kiện kinh tế vĩ mô như vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của MHB cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế cho MHB cũng như các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của các NHTM Việt Nam trong các giao dịch quốc tế. Đồng thời, cơng nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của những ngân hàng nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo ra sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng và buộc MHB cũng như các ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn, và đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.

Trong thời gian qua, NHNN đã điều chỉnh các mục tiêu chính sách tiền tệ ngắn hạn cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện phát triển kinh tế trong từng thời kỳ. Đáng chú ý là trong giai đoạn 2008-2009, do tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu, tình hình kinh tế vĩ mơ trong nước có nhiều biến động. Việc thực hiện đồng bộ các công cụ CSTT đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, tăng trưởng kinh tế quí 2/2009 mặc dù vẫn ở mức thấp nhưng đã đạt 4,5%, cao hơn mức 3,1%

trong quí trước, lạm phát được kiềm chế một phần, mặc dù vẫn ở hai con số là 12,63% vào năm 2008 và 19,89%. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mơ khơng thuận lợi đó, lợi nhuận của MHB cũng bị ảnh hưởng (chỉ đạt 64 tỷ đồng).

Năm 2009, do phục vụ chủ trương kích cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế (như cho vay hỗ trợ lãi suất), bảo đảm an sinh xã hội và quản lý lạm phát, an toàn nợ nên lợi nhuận trước thuế của MHB chỉ đạt trên 74 tỷ đồng.

Năm 2010, đánh dấu một năm thành công của Việt Nam trong nỗ lực vượt qua khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Chính phủ Việt Nam tiếp tục chính sách điều hành linh hoạt nhằm giảm bớt tác động xấu từ các yếu tố bên ngoài đến các ngành kinh tế, đồng thời đối phó với các khó khăn thách thức nội tại để đưa nền kinh tế nước ta đạt được một số thành tích cơ bản tốt hơn năm 2009: GDP tăng trưởng 6,78%, kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,3%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng 9,9%, đạt gần 10 tỷ USD.

Năm 2011, kinh tế thế giới đối mặt với lạm phát tăng cao, khủng hoảng nợ công ở châu Âu, giá vàng tăng, thị trường chứng khoán suy giảm… Kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, nhờ vậy, từ giữa năm kinh tế vĩ mơ đa có chuyển biến tích cực, lạm phát dần được kiểm soát, cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện… Trong bối cảnh chung ấy, MHB cũng như các NHTMVN cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thử thách như: Nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp. Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời có các giải pháp quyết liệt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, kiểm sốt tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Đối với mảng ngân hàng bán lẻ, tiềm năng phát triển ở Việt Nam vẫn còn rất lớn với số dân 88 triệu người, thu nhập ngày càng cao trong khi mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân Việt Nam vẫn còn thấp (chỉ khoảng

10% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng). Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam lại có chủ trương giảm mạnh giao dịch dùng tiền mặt. Tất cả các yếu tố này sẽ là điểm thuận lợi cho sự phát triển của MHB và các NHTMVN. Tuy nhiên thách thức cũng không nhỏ đối với MHB do hiện nay rất nhiều ngân hàng TMCP đều hướng tới mơ hình ngân hàng bán lẻ hiện đại, đặc biệt cịn có sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ...

Đối với mảng khách hàng SME, đây cũng là phân khúc thị trường có tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 450.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96% số lượng doanh nghiệp và đóng góp gần 40% GDP cả nước. Kết quả điều tra gần đây của Cục Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, chỉ có 32,38% SME có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng, 35,25% khó tiếp cận, cịn lại không thể tiếp cận. Điều này cho thấy, thị trường SME của Việt Nam là còn rất lớn và là một mảnh đất màu mỡ cho các ngân hàng. Cho vay các doanh nghiệp SME đang là mục tiêu chiến lược của MHB và các NHTM.

2.3.2.2 Mơi trường chính trị, pháp luật

Môi trường pháp lý về hoạt động của các NHTM được đổi mới căn bản. Năng lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng và điều hành, quản lý và giám sát hoạt động tiền tệ – tín dụng – ngân hàng đã được nâng lên một tầm cao mới, thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia và hoạt động có hiệu quả. Sau khủng hoảng tài chính tồn cầu, hai luật về ngân hàng đã được sửa đổi vào năm 2010 với nhiều nội dung mới. Trong đó, thẩm quyền và tính tự chủ của NHNN trong việc chủ động, linh hoạt sử dụng các công cụ CSTT đã được xác định rõ ràng. Luật NHNN sửa đổi cũng xác định rõ thẩm quyền của NHNN trong việc giám sát an tồn hoạt động của các TCTD thơng qua hai hoạt động giám sát và thanh tra, cùng với việc thành lập Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc NHNN nhằm đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn đối với hệ thống TCTD và an toàn hệ thống ngân hàng, có khả năng chống đỡ kịp thời những biến động kinh tế khó lường từ bên

ngồi trong xu thế tồn cầu hóa. Sự thuận lợi về mơi trường chính trị, pháp luật của Việt Nam sẽ là điều kiện tốt để MHB nói riêng và hệ thống NHTMVN nói chung phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Theo Quyết định 131 của Thủ tướng chính phủ năm 2009, MHB đã triển khai và thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp theo tinh thần của Chính phủ. Việc chia sẻ khó khăn chung với nền kinh tế đã làm giảm lợi nhuận của MHB, ước tính đến hàng trăm tỉ đồng.

Từ ngày 19/5/2010, hệ thống thanh tốn thẻ Việt Nam đã hồn thành việc kết nối thành một mạng thanh toán thẻ thống nhất. Điều này giúp cho thẻ của MHB cũng như tất cả các ngân hàng có thể rút tại bất cứ máy ATM của bất kỳ ngân hàng nào khác.

2.3.2.3 Môi trường khoa học công nghệ

Trong 10 năm qua, số lượng công bố của các nhà khoa học Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 2/5 của Malaysia. Hơn nữa, ở nhiều lĩnh vực, phần lớn những nghiên cứu này là do hợp tác với nước ngoài, tức còn phụ thuộc vào “ngoại lực” quá nhiều. Trong giai đoạn 2000-2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng kí được 19 bằng phát minh, trong khi cùng thời gian này Malaysia có 901 bằng phát minh, Thái Lan (310), Philippines (256) và Indonesia (85) cũng đều có số bằng phát minh nhiều hơn Việt Nam nhiều lần.

Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung cịn rất thiếu, khơng đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành.

Ngồi những cơng nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính - viễn thơng, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao cơng nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.

Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý.

Tất cả những điều kiện khó khăn của mơi trường khoa học cơng nghệ trên đều tác động đến MHB và hệ thống NHTMVN. Tuy nhiên, có một tin vui là khoa học công nghệ là một trong những ngành chiến lược trong tương lai của Việt Nam. Hàng loạt các chính sách ưu đãi về vốn, thuế và đào tạo nguồn nhân lực đã được ban hành.

2.3.2.4 Mơi trường văn hóa – xã hội

Tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong tiêu dùng từ lâu trong thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Cung ứng bằng tiền mặt ở các nước phát triển chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng doanh số thanh toán chung trong khi con số này ở nước ta tới 18%.

Cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, trình độ học vấn của nguồn lao động ở nước ta khá cao, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đã có nhiều tiến bộ. Lực lượng lao động Việt Nam có tốc độ tăng nhanh, trung bình trên 2,41% cho cả giai đoạn 1999-2009. Như vậy, tốc độ tăng lực lượng lao động nhanh gấp 2 lần tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 1999-2009. Đây là điều kiện thuận lợi cho MHB cũng như hệ thống NHTMVN có được nguồn nhân lực dồi dào.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Từ những cơ sở lý thuyết về các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM trong chương I, chương II khái quát sơ lược quá trình hình thành và phát triển, đánh giá năng lực cạnh tranh của MHB trên thị trường tài chính Việt Nam.

Trong thời gian qua MHB đã có những thay đổi tích cực như đẩy mạnh đầu tư công nghệ, tăng quy mô tổng tài sản, phát triển mạng lưới, tích cực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng... nhưng MHB vẫn cịn những khó khăn, tồn tại như: thương hiệu còn mờ nhạt, lợi nhuận thấp, sản phẩm đơn điệu, kênh phân phối còn nhiều yếu kém… Hơn nữa, tiền thân là NHTMQD nên cơ cấu tổ chức trong nội bộ còn lạc hậu, chưa có chế độ lương, thưởng hợp lý để có thể thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao. Chương III sẽ đề ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế trên nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của MHB.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.1. Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới kinh doanh ngân hàng Việt Nam

3.1.1 Bối cảnh chung về hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã và sẽ tác động trực tiếp đến hệ thống NHTM VN qua việc cho phép các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi và những ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại VN và được đối xử theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc. Khi đó, các quốc gia nằm trong khn khổ các hiệp định sẽ đều có cơ hội để tham gia vào thị trường tài chính – ngân hàng VN. Căn cứ vào các cam kết quốc tế, Ngân hàng Nhà nước VN tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác đa phương, song phương, mở rộng hội nhập theo nhiệm vụ và lộ trình sau:

- Từ năm 2001-2005 có các biện pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại VN duy trì và tăng cường khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và mở rộng hơn nữa hoạt động ngân hàng quốc tế, thực hiện việc mở văn phòng đại diện và chi nhánh ở nước ngồi.

- Từ 2005-2006 cụ thể hóa và nới lỏng các thủ tục cấp phép cho các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh và hoạt động tại VN.

- Từ 2006-2010 VN phải thực hiện các cam kết trong khuôn khổ hiệp định khung về hợp tác thương mại và dịch vụ của ASEAN và Hiệp định thương mại Việt – Mỹ như xây dựng môi trường pháp lý cho hệ thống ngân hàng VN phù hợp với thông lệ quốc tế, không hạn chế số lượng các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng trên lãnh thổ VN, không hạn chế về số lượng dịch vụ ngân hàng, khơng hạn chế việc tham gia góp vốn của phía nước ngồi dưới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa trong số cổ phần nước ngoài nắm giữ.

Sau quá trình đàm phán song phương và đa phương, ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã được kết nạp vào WTO. Đây là sự kiện mở đầu cho kỷ nguyên hội nhập mới và có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong lĩnh vực ngân hàng các cam kết với WTO được thể hiện qua: các cam kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long thực trạng và giải pháp (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)