2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của MHB
2.3.1.3 Sự đe doạ từ các đối thủ mới gia nhập thị trường
Đối với các tổ chức nước ngồi.
Tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng nhà nước đã tiếp nhận 5 hồ sơ xin thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và 19 hồ sơ xin cấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong số đó có 3 hồ sơ xin thành lập chi nhánh đã được chấp thuận nguyên tắc là Commonwealth Bank (Australia), IBK (Hàn Quốc) và Fubon (Đài Loan).
Như vậy, mặc dù rào cản gia nhập thị trường ngân hàng rất khắt khe nhưng thị trường ngân hàng vẫn thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức lớn, đặc biệt là các tổ chức nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ ngân hàng hiện đại và thương hiệu quốc tế. Do đó đây sẽ là lực lượng cạnh tranh với MHB cũng như các NHTM trong nước.
Đối với các tổ chức trong nước
Trong năm 2007, có hơn 30 hồ sơ và đề nghị xin thành lập ngân hàng mới từ các doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đồn Bưu chính Viễn thơng, Tập đồn Dầu khí, Tập đồn Dệt may, Tổng cơng ty Sơng Đà, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Bia rượu Hà Nội v.v... Hiện nay, NHNN đã cấp phép
hoạt động cho Ngân hàng Liên Việt (vốn điều lệ 3.000 tỷ VND) và Ngân hàng Tiên Phong (vốn điều lệ 1.000 tỷ VND), đồng thời cũng chấp thuận nguyên tắc đối với Ngân hàng Bảo Việt và Ngân hàng Dầu khí.
Sự cạnh tranh tiềm tàng từ các tổ chức tài chính khác
MHB cũng như các ngân hàng khác hiện chịu sự cạnh tranh nhẹ từ các tổ chức tài chính khơng phải là ngân hàng như các Cơng ty tài chính, đặc biệt là các cơng ty tài chính thuộc các Tập đồn, Tổng cơng ty (đối với hoạt động thu xếp vốn vay, tín dụng, huy động vốn); các cơng ty Chứng khốn có quy mơ lớn (đối với các hoạt động ngân hàng đầu tư như bảo lãnh phát hành, tư vấn sáp nhập, đầu tư …). Tuy nhiên, trong tương lai nếu các mơ hình này thành công, đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng trên từng mảng hoạt động, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các cơng ty Chứng khốn độc lập có quy mơ lớn lên hoạt động ngân hàng đầu tư.