THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn huyện long thành (Trang 56)

AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG THÀNH

2.4.1 Điểm qua tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn huyện Long Thành:

Với vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tiềm năng phát triển trở thành vùng phụ trợ cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã trở nên quá tải. Huyện Long Thành hiện

- 40 -

Agribank, Vietcombank, Vietinbank, Eximbank, Ngân hàng TMCP Đại Á, Sacombank, Ngân hàng TMCP Quân Đội, BIDV, SHB, ACB, Trust bank, Techcombank, An Bình, 2 quỹ tín dụng và 01 phịng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội. Với tình hình hoạt động cơ bản như sau:

Huyện Long Thành là địa bàn nông nghiệp nông thôn, nhu cầu các dịch vụ ngân hàng tiên tiến hiện đại chưa nhiều, hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho

các ngân hàng là hoạt động huy động vốn, cho vay, chuyển tiền cho người thân,

thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ thẻ ATM…Trong đó, hai hoạt động quan trọng

nhất là huy động vốn và cho vay. Về tổng quan cho thấy hoạt động của các ngân

hàng đều thuận lợi, thể hiện ở doanh số cho vay và huy động vốn năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, có một thực tế phải thừa nhận là, các ngân hàng lâu đời trên

địa bàn phải san sẻ bớt thị phần cho các chi nhánh ngân hàng mới xuất hiện. Trong đó, đáng tiếc nhất là Agribank, huy động vốn bị suy giảm thị phần đến 16% (từ 49%

năm 2009, giảm xuống cịn 33% năm 2011), dư nợ tín dụng thị phần bị giảm 7% (từ 29% năm 2009 giảm xuống còn 21% năm 2011).

 Hoạt động huy động vốn

(Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện Long Thành 2009)

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu huy động vốn 2009

của các NHTM trên địa bàn

49% 21% 0% 12% 7% 2%5% 3%1%0%0%0%0%0%0% Agribank BIDV Ngân hàng CSXH Vietinbank Vietcombank MB Eximbank SHB Đại Á Đại T ín Techcombank ACB An Bình

- 41 -

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu huy động vốn năm 2011

của các NHTM trê n địa bàn 33% 20% 0% 11% 6% 4% 6%6% 4%2%1%1%4%1%1%0% Agribank BIDV Ngân hàng CSXH Vietinbank Vietcombank MB Eximbank SHB Sacombank Đại Á Đại T ín T echcombank ACB An Bình QT DND CS Long

(Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện Long Thành 2011)

Theo cơ cấu nguồn vốn huy động trên địa bàn cho thấy, trước áp lực cạnh tranh của 14 chi nhánh ngân hàng và 02 Quỹ Tín dụng, thị phần của Agribank Long Thành đã bị giảm dần qua các năm cho dù nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này được giải thích bằng những lý do khách quan như sau:

+ Các NHTMCP vì thanh khoản yếu phải huy động vốn bằng mọi giá, chấp nhận huy động vốn với lãi suất cao hơn mức quy định của NHNN, ngồi lãi suất cịn tặng thêm q, tiền…cạnh tranh không lành mạnh để huy động được vốn, thậm

chí có thời điểm lãi suất huy động của các ngân hàng này cao hơn cả lãi suất cho

vay của Agribank Long thành.

+ Khách hàng Agribank Long Thành rất đông, nhân sự lại hạn chế, khách

hàng phải đợi lâu mới đến lượt, các khách hàng doanh nghiệp khơng được ưu tiên. + Phí giao dịch thanh toán theo quy định của Ngân hàng cấp trên, khó thỏa thuận mức phí theo u cầu khách hàng, dẫn đến một số khách hàng doanh nghiệp chuyển sang các NHTMCP khác trên địa bàn để được phục vụ nhanh hơn, cũng như thỏa thuận phí giao dịch rẻ hơn.

- 42 -

Bên cạnh đó, cịn có những nguyên nhân chủ quan làm cho thị phần của chi

nhánh suy giảm:

+ Chi nhánh chưa liên kết các sản phẩm ngân hàng thành gói sản phẩm dịch vụ để tư vấn bán cho khách hàng. Các dịch vụ cịn mang tính đơn điệu, chưa thu hút khách hàng, việc tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ chưa đến nơi đến chốn, dẫn đến mất khách hàng cần các sản phẩm hiện đại.

+ Phong cách phục vụ khách hàng chưa tốt bằng các NHTMCP. Việc tư vấn

cho khách hàng chưa đến nơi đến chốn; đội ngũ cán bộ lâu năm vẫn còn mang tư

tưởng kinh doanh cũ, theo cơ chế “xin cho”.

 Hoạt động tín dụng:

Nếu thế mạnh của Chi nhánh Agribank Long Thành là huy động vốn, thì ở phương diện sử dụng vốn, thế mạnh thuộc về một chi nhánh khác cũng đã xuất hiện từ lâu cùng với Agribank trên địa bàn đó là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi

nhánh Đông Đồng Nai. Nếu năm 2009, thị phần tín dụng của BIDV chiếm 40%,

sang năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 31%. Số phận của Agribank Long Thành cũng tương tự, giảm từ 29% năm 2009 xuống còn 21% năm 2011. Nguyên nhân của việc sụt giảm thị phần là do các đối thủ cạnh tranh với nhiều hình thức cho vay thơng thống và đa dạng phục vụ các nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dư nợ năm 2009 của các NHTM trên địa bàn

29% 40% 6% 6% 11% 3% 2% 3% Agribank BIDV Ngân hàng CSXH Vietinbank Vietcombank MB Eximbank SHB

- 43 -

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu dư nợ năm 2011 của các NHTM trê n địa bàn 21% 31% 4% 11% 7% 4% 4%7% 4%2%0%0%1%1%2%1% Agribank BIDV Ngân hàng CSXH Vietinbank Vietcombank MB Eximbank SHB Sacombank Đại Á Đại T ín T echcombank ACB An Bình QT DND CS Long

(Nguồn: Báo cáo của Chi cục Thống kê Huyện Long Thành năm 2011)

2.4.2 Phân tích khả năng cạnh tranh của Agribank Việt Nam - Chi nhánh huyện Long Thành với các đối thủ khác

2.4.2.1 Năng lực nội tại và hiệu quả hoạt động

Agribank Long Thành là một trong những ngân hàng hàng đầu tại địa bàn,

với chi nhánh rải đều khắp 19 xã, thị trấn. Vốn huy động đứng đầu trong các ngân

hàng, với tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 (một phần năm) so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi (theo quy định tại Tiết b, Khoản 1,

Điều 1 Thông tư 20/2010/TT- NHNN ngày 29/09/2010 của NHNN) tạo ra lợi thế

cho Chi nhánh trong tỷ lệ sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay sẽ cao hơn các ngân hàng khác.

Mặc dù hiện nay hoạt động huy động vốn và cho vay của Agribank Long

Thành vẫn tăng đều hàng năm, nhưng rõ ràng với 05 điểm giao dịch trên địa bàn, kết quả trên vẫn chưa tương xứng với chi phí trả lương cho nhân viên, khấu hao tài

sản, chi phí hoạt động mà chi nhánh đã bỏ ra. Qua đó cho thấy hiệu quả hoạt động

- 44 -

2.4.2.2 Thị phần hoạt động

* Thành tựu: Agribank Long thành là ngân hàng duy nhất có đến 04 phòng giao dịch trên địa bàn, với mạng lưới giao dịch được phân bố ở các xã trọng điểm. Nhờ vậy đã mang đến thế mạnh cho chi nhánh là hoạt động huy động vốn, cho vay hộ sản xuất chăn nuôi, kinh doanh, chuyển tiền Western Union, thẻ ATM, thu hộ ngân sách nhà nước.

* Khó khăn: Thị phần đang bị thu hẹp, cụ thể:

- Thị phần thanh tốn quốc tế của chi nhánh hồn toàn bị các ngân hàng khác chiếm lĩnh.

- Thị phần huy động vốn đang giảm dần (từ 49% năm 2009 giảm xuống còn 33% năm 2011), do sản phẩm tại chi nhánh chưa đa dạng, thiếu sản phẩm mới, cách tiếp cận cũ (trong khi một số NHTMCP đã tiếp cận khách hàng tại nhà, qua internet…).

- Thị phần tín dụng cũng giảm dần so với năm 2009 đã giảm 8%, còn 21%,

mặc dù là đơn vị thừa vốn, chi nhánh có nhiều cơ hội để đầu tư vào các dự án lớn

khi khách hàng có nhu cầu. Nguyên nhân là do: (i) dư nợ tín dụng của chi nhánh là

do Agribank Đồng Nai giao theo kế hoạch được phân bổ từ đầu năm, chi nhánh

không được vượt nên đơi khi khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng chi nhánh đã hết chỉ tiêu dư nợ nên phải từ chối khách hàng, đã hạn chế việc mở rộng tín dụng;

(ii) cơ chế cho vay của các NHTMCP thông thoáng hơn Chi nhánh, nên một số

khách hàng đã chuyển sang giao dịch với các ngân hàng này; (iii) huyện Long Thành đang đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa địa phương, diện tích đất dành cho các vùng chuyên canh nông nghiệp và chăn nuôi đang giảm dần,

điều này đã ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư tín dụng nơng nghiệp nơng thơn của chi

nhánh; (iv) nền kinh tế hiện vẫn chưa thốt khỏi tình trạng trì trệ do suy thối năm

2008, việc tìm kiếm được những dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để đầu tư

vốn ngân hàng cũng không dễ dàng.

+ Agribank Đồng Nai giao cho chi nhánh mức phán quyết hộ sản xuất kinh doanh là 1 tỷ, doanh nghiệp là 3 tỷ; so với các chi nhánh NHTMCP trên địa bàn mức này là thấp, việc trình hồ sơ lên NH cấp trên mất thêm thời gian cho việc thẩm

- 45 -

định lại, làm hồ sơ, đôi khi khách hàng bị từ chối do không đảm bảo theo những yêu

cầu của ngân hàng cấp trên; ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tự chủ của chi

nhánh trong cho vay.

2.4.2.3 Tính đa dạng của sản phẩm

Các sản phẩm dịch vụ của Agribank Việt Nam hiện nay rất đa dạng, không

hề kém so với các NHTMCP. Tuy nhiên, tại Agribank Long Thành các sản phẩm dịch vụ thực sự cung cấp cho khách hàng rất đơn điệu, không chỉ hạn chế trong việc cung cấp những sản phẩm hồn tồn mới, mà cịn những sản phẩm mới ra đời trên sự biến đổi của sản phẩm truyền thống, hoặc các gói sản phẩm dịch vụ có liên quan với nhau cũng ít khi tư vấn cho khách hàng.

Các sản phẩm dịch vụ đang triển khai tại chi nhánh là chuyển tiền bằng

CMND, Western Union; thanh toán qua tài khoản của khách hàng; thu hộ ngân sách nhà nước về phạt vi phạm hành chính, giao thơng, nộp thuế, trước bạ; bán vé máy bay…Tóm lại, các sản phẩm dịch vụ đang được triển khai tại chi nhánh đã lạc hậu. Muốn nâng cao tỷ trọng thu ngồi tín dụng, chi nhánh cần nhanh chóng khắc phục nhược điểm này. Theo thống kê tại Chi nhánh, tỷ lệ một khách hàng hiện sử dụng 1 sản phẩm ngân hàng chiếm đến 90,8%/tổng khách hàng giao dịch, chi nhánh chưa khai thác triệt để các nhu cầu của khách hàng để bán thêm dịch vụ đi kèm, trong khi lượng khách hàng của Chi nhánh rất lớn, rõ ràng chi nhánh đã rất lãng phí nguồn tài ngun khách hàng của mình. Cần làm tốt hơn nữa cơng tác chăm sóc khách hàng

dù số món nhỏ lẻ nhiều, khách hàng cũng phải được phục vụ chu đáo cũng như

được sự tư vấn của ngân hàng về sự tiện lợi khi sử dụng nhiều dịch vụ của ngân

hàng; bên cạnh đó, cần vận động khách hàng nên giao dịch thường xuyên bằng tài khoản, hạn chế giao dịch bằng tiền mặt, vừa mất nhiều thời gian giao dịch của khách hàng vừa khơng được an tồn.

Trình độ cơng nghệ thơng tin của các giao dịch viên cịn thấp, việc tư vấn

cho khách hàng sử dụng các dịch vụ hiện đại như Mobil Banking (SMS Banking,

Vn Topup, A Transfer), ApayBill, Internet Banking còn hạn chế, cán bộ chi nhánh vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của các tiện ích này trong việc nâng cao vị thế ngân hàng trong mắt khách hàng. Trong khi các chi nhánh NHTMCP ln rất nhiệt

- 46 -

tình trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ này. Trong khi chờ đợi

để được phục vụ tại ngân hàng, các giao dịch viên luôn tận dụng cơ hội giới thiệu

các sản phẩm ngân hàng có liên quan đến sản phẩm khách hàng đang sử dụng để

khuyến khích khách hàng sử dụng thêm nhiều sản phẩm. Agribank cũng cần học hỏi phương pháp tiếp cận khách hàng này, vì lượng khách hàng đến với Agribank rất

đông, cơ hội vận động khách hàng cũng nhiều hơn. Tuy nhiên cũng cần bố trí lại

giao dịch viên sao cho phù hợp hơn, có khơng gian và thời gian để phục vụ khách hàng tốt hơn

2.4.2.4 Chất lượng đầu tư tín dụng:

Bảng 2.13: Chỉ tiêu NQH của các ngân hàng

Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu Tỷ lệ NQH 2009 (%) Tỷ lệ NQH 2010 (%) Tỷ lệ NQH 2011 (%) 1 2 3 4 5 6 Agribank BIDV Ngân hàng CSXH Vietinbank Vietcombank MB 0,76 0,6 1,53 31,32 1,02 - 0,47 2,33 1,43 15,38 1 12,18 0,88 1,73 1,80 11 1,5 13,2

(Nguồn: Báo cáo của Chi cục Thống kê Huyện Long Thành năm 2009 - 2011 )

Chất lượng tín dụng của một ngân hàng được thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn, qua bảng số liệu trên, cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của 06 chi nhánh ngân

hàng có hoạt động cho vay trên địa bàn. Các TCTD đều có NQH trong mức cho

phép (nhỏ hơn 5%). NQH của Agribank Long Thành năm 2009 là 0,76% đạt chỉ

tiêu kế hoạch chi nhánh đã đề ra (nhỏ hơn 1%); Chi nhánh đã tích cực xử lý nên

năm 2010 NQH của Chi nhánh đã giảm xuống còn 0,47%/Tổng dư nợ; năm 2011, Agribank Long Thành không xử lý rủi ro những khoản nợ xấu, mà tập trung thu dần do vậy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh cao hơn năm trước, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cơng tác tín dụng. Chất lượng tín dụng của Agribank Long Thành cao là do Chi

- 47 -

nhánh đã tập trung đầu tư những dự án thực sự sản xuất kinh doanh, trồng trọt chăn nuôi…hạn chế đầu tư những dự án về bất động sản, tiêu dùng, đầu tư chứng khốn.

2.4.2.5 Năng lực cơng nghệ

Chương trình IPCAS hồn thành giai đoạn II kết nối trực tuyến tồn bộ 2.300 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc. Hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại

đã mở ra thời kỳ mới trong việc ứng dụng và triển khai các dịch vụ tiện ích ngân

hàng tiên tiến trên quy mơ tồn quốc và tạo ưu thế cạnh tranh về e-banking. Tuy

nhiên, từng cán bộ chi nhánh vẫn chưa ý thức khai thác được những lợi thế này, độ

tuổi lao động quá cao và năng lực hạn chế đã ảnh hưởng đến việc khai thác công

nghệ thông tin cho bản thân cán bộ ngân hàng và cho việc tư vấn khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại của Agribank.

Việc trang bị máy vi tính tại chi nhánh và các phòng giao dịch do trải qua nhiều đợt mua sắm nên chưa đồng bộ giữa phần cứng và phần mềm, mặc dù chương trình rất hiện đại, nhưng do sự khơng tương thích trên làm mạng giao dịch thường bị chậm, lỗi, treo làm khách hàng chờ đợi và chưa tin tưởng vào công nghệ hiện đại của Agribank.

2.4.2.6 Chất lượng nhân sự

Chi nhánh hiện nay gồm 55 người, cụ thể

* Phân theo độ tuổi:

Trên 24 – 30 tuổi là: 5 người, chiếm tỷ trọng 9%/CBVC Trên 30 – 40 tuổi là: 19 người, chiếm tỷ trọng 35%/CBVC Trên 40 tuổi là: 31 người, chiếm tỷ trọng 56%/CBVC

Độ tuổi lao động bình quân của Chi nhánh lớn, cần phải điều chỉnh cho phù

hợp hơn. Đặc biệt cần chú trọng công tác đào tạo cho tầng lớp kế thừa khi một loạt những lao động lớn tuổi về hưu theo quy định.

Nhân sự lớn tuổi cũng kéo theo khó khăn trong việc bố trí lao động, vì khả năng tiếp thu đã hạn chế, họ có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất

nơng nghiệp; nhưng đã quen với cơ chế cũ, việc thay đổi tư duy cho phù hợp với

điều kiện kinh doanh mới cũng rất khó khăn.

- 48 -

Cao đẳng, đại học: 28 người, chiếm tỷ trọng 60%/CBVC

Trung học: 15 người, chiếm tỷ trọng 32%/CBVC

Sơ cấp: 4 người, chiếm tỷ trọng 8%/CBVC

Tuy nhiên hình thức bằng cấp đại học rất đa dạng với các loại hình: chính

quy, dân lập, tại chức, bằng hai, chuyển tiếp…nên chất lượng đào tạo không đồng

đều và bộc lộ nhiều yếu kém, tất cả cán bộ có bằng đại học đều được sử dụng như

nhau, hưởng lương như nhau, nhưng nhân sự của Chi nhánh ln trong tình trạng thiếu trầm trọng, lý do: chất lượng nhân sự kém không làm được việc, làm để xảy ra nhiều sai sót. Nhân sự hiện nay mới chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, chưa chú trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn huyện long thành (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)