Đánh giá về cơ sở vật chất của Agribank Long Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn huyện long thành (Trang 72)

2.5 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA

2.5.8 Đánh giá về cơ sở vật chất của Agribank Long Thành

Đa số khách hàng đều có điểm chung là cơ sở vật chất chưa khang trang,

nhưng với 04 phòng giao dịch và 01 hội sở Trung tâm đã tạo sự thuận tiện trong

việc khách hàng đến ngân hàng giao dịch; điểm giữ xe cũng rất thoải mái và yên

tâm với lực lượng bảo vệ khá chuyên nghiệp; tuy nhiên lượng khách hàng đến giao dịch đơng nên phải chờ đợi lâu trong khi diện tích của phịng kế tốn ngân quỹ khá nhỏ, khơng gian rất chật hẹp, cần phải khắc phục.

Biểu đồ 2.19 a: Sự khang trang của trụ sở giao dịch (%)

5% 38% 18% 32% 7% Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến: Đồng ý Rất đồng ý

- 56 -

Biều đồ 2.19b: Sự bố trí hợp lý cuả các trụ sở giao dịch (%)

4% 26% 19% 36% 15% Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến: Đồng ý Rất đồng ý

(Nguồn: Từ kết quả khảo sát và tính tốn của tác giả)

Biểu đồ 2.19c: Nơi để xe thuận tiện (%)

3% 5% 8% 65% 19% Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến: Đồng ý Rất đồng ý

(Nguồn: Từ kết quả khảo sát và tính tốn của tác giả)

Biểu đồ 2.19d: Không gian chờ phục vụ thoải mái (%)

10% 45% 6% 34% 5% Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến: Đồng ý Rất đồng ý

- 57 -

Biểu đồ 2.19e: Thời gian chờ phục vụ nhanh chóng (%)

13% 43% 7% 34% 3% Rất khơng đồng ý Không đồng ý Không ý kiến: Đồng ý Rất đồng ý

(Nguồn: Từ kết quả khảo sát và tính tốn của tác giả)

2.5.9 Khách hàng đánh giá về thế mạnh của Agribank

Tất cả các sản phẩm đều đa dạng, nhanh chóng, tiện lợi chiếm tỷ lệ 29%; thế mạnh về đầu tư nông nghiệp nông thôn là 25%; thế mạnh huy động vốn chiếm tỷ lệ 23%; cho vay sản xuất nhỏ chiếm 19%; thấp nhất là cho rằng Agribank Long Thành khơng có sản phẩm nào nổi bật với tỷ lệ là 4%.

Biểu 2.20: Sản phẩm là thế mạnh của Agribank trong mắt khách hàng (%)

29% 23% 19% 25% 4% Tất cả các sản phẩm ngân hàng rất đa dạng, nhanh chóng, tiện lợi

Thế mạnh về huy động vốn

Thế mạnh là cho vay sản xuất kinh doanh

Đầu tư nông nghiệp nơng thơn

Khơng có sản phẩm ngân hàng nào nổi bật

(Nguồn: Từ kết quả khảo sát và tính tốn của tác giả)

2.5.10 Sản phẩm hạn chế nhất của Agribank Long Thành trong mắt khách hàng:

Thanh toán quốc tế (43%), kế đó là Đầu tư cho vay tài trợ xuất nhập khẩu

(37%); hầu hết các sản phẩm của Agrbank đều hạn chế (12%); chuyển tiền (6%); huy động vốn (2%).

- 58 -

Biểu 2.21: Sản phẩm là hạn chế của Agribank trong mắt khách hàng (%)

12% 2% 37% 43% 6% Tất cả các sản phẩm ngân hàng Huy động vốn

Đầu tư cho vay tài trợ xuất

nhập khẩu Thanh toán quốc tế Chuyển tiền

(Nguồn: Từ kết quả khảo sát và tính tốn của tác giả)

2.5.11 Ý kiến đóng góp cho sự phát triển của Agribank

Việc xây dựng cơ sở vật chất khang trang hơn và thời gian chờ được phục vụ

nhanh chóng hơn chiếm đại đa số với tỷ lệ như nhau là 29%; kế đó là khơng quan

tâm lắm với tỷ lệ 18%; trẻ hoá nhân viên, cải cách tác phong giao dịch chiếm tỷ lệ 14%; mở thêm chi nhánh là 12%.

Biểu 2.22: Ý kiến đóng góp cho sự phát triển của Chi nhánh (%) 28% 14% 28% 12% 18% Thủ tục nhanh chóng hơn

Trẻ hóa nhân viên giao dịch, cải cách tác phong giao dịch Xây dựng cơ sở vật chất khang trang hơn

Mở rộng thêm chi nhánh

Ý kiến khác:……

(Nguồn: Từ kết quả khảo sát và tính tốn của tác giả)

Qua phân tích bảng kết quả cho thấy Agribank Long Thành vẫn là ngân hàng

được nhiều khách hàng tin tưởng gửi tiền tiết kiệm; cũng như khách hàng hộ gia đình, cá nhân đến giao dịch vay vốn đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất kinh

- 59 -

doanh. Tuy nhiên, thế mạnh này của Chi nhánh cũng sẽ không thể duy trì được lâu, mà phải san sẻ thị phần cho các đối thủ cạnh tranh do các yếu tố như: sự cạnh tranh không lành mạnh của các NHTMCP để giành giật khách hàng; phong cách phục vụ của Agribank Long Thành vẫn theo truyền thống, chưa bắt kịp với sự thay đổi của thị trường tài chính ngân hàng hiện đại; lãi suất huy động vốn thiếu sự uyển chuyển, hoạt động tư vấn tài chính cho khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, các gói sản phẩm dịch vụ kém đa dạng hơn…

2.6 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH AGRIBANK LONG THÀNH NHÁNH AGRIBANK LONG THÀNH

2. 6.1 Thành tựu đạt được

- Agribank Long Thành là ngân hàng số 1 tại địa phương về huy động vốn,

với sự tăng trưởng nguồn vốn trung bình trên 14%/năm, cùng với cơ cấu nguồn vốn

ổn định, nguồn tiền gửi tiết kiệm không ngừng tăng lên trong điều kiện hiện nay

trên địa bàn có rất nhiều tổ chức tín dụng ra đời với cơ sở vật chất được trang bị

hiện đại, đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình kết hợp với hình thức huy động vốn hấp dẫn, vừa có lãi suất cao vừa kết hợp quà tặng. Nhưng Chi nhánh vẫn duy trì

được nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước, nguồn vốn huy động

luôn thừa để chuyển cho ngân hàng cấp trên điều hòa cho các chi nhánh thiếu vốn

trong hệ thống. Đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng

tín dụng.

- Với gần 24 năm có mặt tại địa phương, Agribank Long Thành là ngân hàng có thế mạnh tuyệt đối tại địa bàn về đầu tư vốn cho nông nghiệp nơng thơn; với đội ngũ cán bộ tín dụng khơng những có bề dày kinh nghiệm về cho vay hộ sản xuất mà cịn huy động vốn do có mối quan hệ thân thiết lâu năm với khách hàng. Thị phần cho vay đứng thứ 2 về thị phần.

- Số lượng khách hàng rất đông đảo, chủ yếu là: hộ nông dân, hộ sản xuất

kinh doanh, cơng nhân, các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn.

- Tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền địa phương trong các

- 60 -

những khách hàng quá hạn, cố tình dây dưa khơng chịu trả nợ khi đến hạn…; trong

hoạt động huy động vốn, thông qua Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Kho Bạc Nhà

Nước huyện, Ủy ban các xã nắm được các dự án quy hoạch, với lợi thế là đại lý thu hộ ngân sách của Kho Bạc, Agribank Long thành làm trung gian trong việc chi trả tiền đền bù để thu hút nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của dân cư.

2. 6.2 Các mặt hạn chế và phân tích nguyên nhân

- Tài khoản thanh toán ngày càng giảm dần cả về số lượng khách hàng và số

dư tài khoản đã ảnh hưởng đến thị phần của chi nhánh cũng như việc cải thiện thu

ngoài lãi của Chi nhánh, nguyên nhân là do:

+ Lãnh đạo chi nhánh chưa quán triệt đến từng cán bộ ngân hàng tầm quan

trọng của sản phẩm này.

+ Phí chuyển tiền trong cùng hệ thống Agribank thấp, nhưng phí chuyển tiền khác hệ thống Agribank cao hơn các NHTM; mặt khác, khách hàng cũng khơng thể thương lượng mức phí này được, trừ phi đây là khách hàng có số dư lớn và thường xuyên chuyển tiền, chi nhánh sẽ có tờ trình ngân hàng cấp trên giảm phí, tuy nhiên rất hạn chế.

+ Giao dịch viên chưa niềm nở và tận tình phục vụ khách hàng, mặt khác

cũng không chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ nên chưa tạo được sự tin

tưởng cho khách hàng khó tính, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

+ Sản phẩm dịch vụ cịn nghèo nàn, dù hiện nay, Agribank có trên 190 sản phẩm dịch vụ, nhưng số lượng dịch vụ được áp dụng tại chi nhánh Long Thành rất

hạn chế. Các dịch vụ như đầu tư tự động; thanh toán quốc tế; huy động tiết kiệm

bằng vàng; chiết khấu, tái chiết khấu; dịch vụ thanh toán bằng thẻ; E_banking…chưa được triển khai hoặc triển khai không đến nơi đến chốn, cán bộ chi nhánh thường tránh né thực hiện các giao dịch này. Các dịch vụ của Chi nhánh chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, khách hàng tìm đến ngân hàng giao dịch theo

sản phẩm đơn lẻ, chưa được tư vấn cụ thể cách sử dụng gói sản phẩm về sự thuận

tiện và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho khách hàng. Hệ quả kéo theo là dư nợ cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh còn rất hạn chế, chỉ chiếm tỷ trọng chưa

- 61 -

- Thị phần thanh tốn quốc tế hồn tồn bằng khơng, do chi nhánh chưa có

phịng kinh doanh ngoại tệ và thanh tốn quốc tế. Cán bộ khơng có điều kiện làm thực tế về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế nên kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế.

Khách hàng sau vài lần tìm đến với Chi nhánh, nhưng khơng được đáp ứng đã

chuyển đến ngân hàng khác.

- Nguồn nhân lực chi nhánh thừa về nhân sự, nhưng thiếu người làm được việc. Do trình độ chun mơn hạn chế và lớn tuổi nên khó thay đổi tư duy đội ngũ

nhân viên với một tư tưởng mới, hiểu và nhận biết được tầm quan trọng của khách hàng đối với sự tồn vong và phát triển của ngân hàng; việc ứng dụng các sản phẩm ngân hàng hiện đại cũng rất khó khăn.

- Hoạt động khơng hồn tồn vì lợi nhuận, đã làm cho lợi nhuận chi nhánh

đạt thấp, mục tiêu cuối cùng của người lao động là tiền lương đã không đạt được

như kỳ vọng; điều này đã ảnh hưởng đến đời sống cán bộ, một số nhân viên trẻ có

năng lực do lương quá thấp đã chuyển sang các NHTMCP do cách trả lương của

Agribank là theo thâm niên cơng tác, gây khó khăn cho cơng tác quy hoạch cán bộ trẻ có năng lực cũng như trẻ hố nhân sự của chi nhánh.

- Công tác marketing chưa tương xứng với vai trò ngân hàng hàng đầu tại

điạ phương trong việc đa số người dân khi được hỏi về Agribank đều cho rằng đây

là ngân hàng chuyên về “tam nông” chứ không phải là một ngân hàng với hệ thống

công nghệ tiên tiến hiện đại với đầy đủ các sản phẩm dịch vụ đa dạng; cũng như

chưa tranh thủ những lợi thế về mạng lưới, thương hiệu và sự ủng hộ của chính

quyền địa phương để triển khai các sản phẩm hiện đại của Agribank.

- Hệ thống công nghệ thông tin chưa được khai thác hiệu quả, tình trạng

mạng bị treo, quá tải làm khách hàng phải chờ lâu vào những ngày cuối tháng đã

ảnh hưởng đến uy tín của Agribank với khách hàng. Do hệ thống máy móc được

trang bị đã lạc hậu, qua nhiều thời kỳ mua sắm, sửa chửa, khơng cịn tương thích nhau để triển khai các chương trình hiện đại.

- 62 -

Kết luận Chương 2

Chương 2 đã khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Long Thành, lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT VN cũng như của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Long Thành. Điểm qua một số hoạt động chính của

Chi nhánh trong 05 năm gần đây; cũng như tình hình huy động vốn, cho vay của các TCTD hiện đang có mặt trên địa bàn; đánh giá năng lực cạnh tranh của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Long Thành so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn bằng mơ hình SWOT. Phân tích năng lực tài chính, thị phần hoạt động, tính đa

dạng của sản phẩm, năng lực công nghệ thông tin, chất lượng nhân sự, chất lượng

đầu tư tín dụng và một số yếu tố khác. Từ đó tạo tiền đề để đưa ra giải pháp nâng

- 63 -

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT VIỆT NAM (AGRIBANK) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG THÀNH

3.1 CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP

3.1.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh

Thị trường nông thôn tiếp tục là thị trường hấp dẫn đối với các NHTM, trong hoàn cảnh hiện tại, đây là thị trường đầu tư ít rủi ro hơn so với thị trường bất động sản, chứng khoán, phi sản xuất; mặt khác, với sự ra đời của Thơng tư 20, các NHTM đang được NHNN khuyến khích mở rộng đầu tư tín dụng cho nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn.

Huyện Long Thành với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, vị trí địa lý

nền kinh tế, với nền tảng kinh tế xã hội đã đạt được trong thời gian qua đang trên đà

phát triển đúng theo những chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Trên cơ sở đó, huyện

Long Thành đã mạnh dạn đưa ra một số Chỉ tiêu phát triển kinh tế cơ bản của huyện giai đoạn 2010-2015 như sau:

- Giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng bình qn 15- 16%/năm. Trong

đó:

+ Cơng nghiệp, xây dựng tăng: 16 – 17%/năm + Dịch vụ tăng: 19 – 20%/năm

+ Nông lâm nghiệp tăng trên 3%/năm.

Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp - dịch vụ- nông nghiệp, đến năm 2015 đạt tỷ trọng:

+ Công nghiệp, xây dựng: 58,83%/năm + Dịch vụ: 36,17%/năm

+ Nông lâm nghiệp: 5%/năm.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 50 triệu đồng/người.

Để có thể thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo các chỉ tiêu đã đề ra, cơ

cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo định hướng: công nghiệp, xây dựng – dịch vụ - nơng lâm nghiệp; khơng thể thiếu vai trị của các định chế tài chính trung gian, đó là

- 64 -

các ngân hàng đang đóng trên địa bàn huyện. Việc các NHTM mở rộng đầu tư tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho các đối tượng khách hàng trên địa bàn huyện (ngoại

trừ Thị Trấn) để sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi… trên địa bàn sẽ được

khuyến khích theo Thơng tư 20.

Mơi trường kinh doanh của Chi nhánh ngày càng khốc liệt hơn, trên địa bàn huyện Long Thành và khu vực lân cận liên tục xuất hiện chi nhánh của các TCTD trong và ngoài nước, thị phần của Agribank Long thành liên tục bị chia sẻ. Bên cạnh

đó, các NHTMCP trước đây chỉ tập trung vào khai thác dịch vụ chuyển tiền, huy động tiết kiệm, đầu tư tín dụng bất động sản, doanh nghiệp và hộ kinh doanh

lớn…bỏ ngỏ thị trường nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay, Các NHTM CP trên địa bàn sẽ chuyển hướng sang thị trường nông nghiệp, nông thôn.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng năm 2008 đến nay vẫn còn dư chấn, tình hình sản xuất kinh doanh nhìn chung vẫn chưa thể phục hồi một số khách hàng sau thời gian cố gắng cầm cự bắt đầu tuyên bố phá sản, vỡ nợ, bỏ trốn. Thị trường bất

động sản trầm lắng, giá vàng, giá USD liên tục biến động, đã xuất hiện việc khách

hàng vay vốn trả nợ trước hạn và vay lại để hưởng lãi suất thấp.

3.1.2 Định hướng phát triển của Agribank

3.1.2.1 Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam

Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò

ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nơng thơn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nơng”. Tập trung tồn hệ thống và bằng mọi biện pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngồi nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng

- 65 -

của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngồi tín dụng, Agribank

khơng ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng

hiện đại hóa. Agribank phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn huyện long thành (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)