Nâng cao chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 85)

5. Kết cấu đề tài

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoạ

3.2.1.6. Nâng cao chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng

Đây là biện pháp góp phần đa dạng hóa cấu trúc thời hạn của lãi suất và hạn chế rủi ro lãi suất.

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn.

Vốn huy động chiếm phần lớn trong hoạt động của ngân hàng và là đầu vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, sự đa dạng các hình thức huy động vốn là cơ sở cho việc thực hiện chính sách lãi suất tương ứng nh m tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mơ hoạt động và duy trì lợi nhuận ở mức hợp lý.

Để đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, Ngân hàng cần phải chủ động cải tiến theo hướng đa dạng hóa các loại tiền g i thỏa mãn tối đa nhu cầu g i tiền của cơng chúng, các hình thức g i tiền với nhiều thời hạn, nhiều loại lãi suất, nhiều phương thức g i và thanh toán khác nhau.

Đồng thời, Ngân hàng phải tiến hành hiện đại hóa hệ thống giao dịch: triển khai giao dịch qua Internet, qua điện thoại di động,... giúp khách hàng giảm thiểu tối đa thời gian giao dịch, chi phí giao dịch.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng: để thực hiện nâng cao chất

lượng tín dụng, ngân hàng cần phải quan tâm đặc biệt tới công tác th m định trước khi cho vay, giám sát việc s dụng vốn vay của khách hàng một cách chặt chẽ, thường xuyên, có các biện pháp x lý kịp thời, thích hợp để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay.

3.2.1.7. Marketing rộng rãi các cơng cụ tài chính phái sinh trong phịng chống rủi ro lãi suất đến với khách hàng. Nếu có thể, ngân hàng

-76-

nên tổ chức các buổi tọa đàm giữa các doanh nghiệp, khách hàng lớn về tác dụng và hiệu quả của các công cụ này để họ mạnh dạn s dụng những biện pháp này rộng rãi hơn. Làm được điều này, ngân hàng cũng đã giúp mình đa dạng phương pháp trong công tác quản trị rủi ro lãi suất của mình.

3.2.1.8. Tăng cƣờng uy tín, mối quan hệ với khách hàng: tạo niềm tin

tuyệt đối ở khách hàng vào một Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam bền vững. Một khi tạo dựng được niềm tin tốt trong khách hàng, họ sẽ chủ động tìm tới ngân hàng, s dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng như các sản ph m tài chính phái sinh của Vietcombank trong quản trị rủi ro lãi suất của mình. Ngồi ra, điều này cịn giúp ngân hàng tránh được tình trạng khách hàng tới rút tiền hàng loạt khi có những biến động xấu trên thị trường đang có nhiều biến động như hiện nay.

3.2.1.9. Đề xuất một số biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng. hàng.

- Hoán đổi khoản mục nguồn vốn:

Ngân hàng có thể làm cho độ giãn của lãi suất nguồn vốn được giảm xuống để cân b ng hoặc tiến tới cân b ng với bên tài sản thông qua việc chuyển đổi một số khoản mục của nguồn vốn. Chẳng hạn, ngân hàng có thể trả lại các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng (hoặc tái cấp vốn) với lãi suất cố định và thay vào đó là các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất biến đổi. Điều đó có nghĩa là các khoản nguồn vốn có độ co giãn lãi suất b ng 0 đã được thay b ng khoản mục có độ co giãn lớn hơn, làm cho độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ nguồn vốn tăng lên. Như vậy ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu giảm rủi ro lãi suất cho mình. Độ co giãn của lãi suất định chuyển đổi cũng như khối lượng của khoản mục nguồn vốn này sẽ quyết định độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ nguồn vốn tăng lên được bao nhiêu, có đạt được mục tiêu giảm rủi ro lãi suất hay khơng.

-77-

- Hốn đổi khoản mục đầu tư:

Với việc hoán đổi một số khoản mục đầu tư (s dụng vốn), ngân hàng có thể làm giảm độ co giãn của lãi suất tài sản với mục đích tạo ra sự cân b ng hoặc giảm sự chênh lệch với độ co giãn của lãi suất nguồn vốn. Như, ngân hàng có thể chuyển đổi một số danh mục đầu tư có lãi suất biến đổi thành các khoản đầu tư có lãi suất cố định. Điều này sẽ làm độ co giãn lãi suất của toàn bộ tài sản giảm xuống, bớt chênh lệch với độ co giãn của toàn bộ nguồn vốn. Độ co giãn của lãi suất định chuyển đổi cũng như khối lượng của khoản mục tài sản này sẽ quyết định độ co giãn lãi suất chung của toàn bộ tài sản giảm được bao nhiêu, có đạt được mục tiêu giảm rủi ro hay không. - Ngân hàng chủ động thực hiện những cân đối phù hợp về mặt

thời gian và giữa tài sản và nguồn vốn:

Ngân hàng có thể chủ động tìm kiếm những dự án có sự trùng hợp giữa thời gian của tài sản và nguồn vốn. Sự tương ứng giữa kỳ hạn huy động vốn và cho vay một mặt đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, mặt khác giúp cho Ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro lãi suất. Với việc đa dạng hóa các kỳ hạn này, Ngân hàng sẽ tiến hành phân nhóm tài sản và nguồn vốn theo một hoặc những khung kỳ hạn khác nhau, từ đó thấy được thực trạng cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại mọi thời điểm mà Ngân hàng cần định giá lại trong quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng, khi đó cơng tác quản trị rủi ro sẽ chính xác hơn và hiệu quả hơn, xác với thực tế hơn.

- Tăng quy mô cân số (tăng tổng nguồn vốn, tăng tổng tài sản):

Nếu như các biện pháp chuyển đổi khoản mục tài sản hay nguồn vốn không đem lại kết quả điều tiết rủi ro lãi suất như mong muốn hoặc mới ch đạt một phần yêu cầu thì ngân hàng phải s dụng biện pháp tăng quy mơ cân số. Với mục đích đồng thời tăng độ co giãn lãi suất một bên bảng cân đối và giảm độ co giãn lãi suất của bên kia. Khi độ co giãn lãi suất của tài sản khá cao so với nguồn vốn thì ngân hàng có thể huy động vốn vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng (với lãi suất biến đổi) để đem đầu tư lại cho các

-78-

sản ph m có lãi suất cố định. Tuy nhiên, s dụng biện pháp này cần hết sức cận trọng vì có những hạn chế nhất định. Quy mô tổng nguồn vốn và tổng tài sản tăng lên có thể làm thay đổi cơ cấu và hàng loạt ch số hoạt động, các tỷ lệ an toàn khác mà ngân hàng phải bảo đảm tuân thủ. Do vậy cần tính tốn kỹ và s dụng biện pháp này ở mức độ tương đối hạn chế.

- Giảm quy mô cân số (giảm tổng nguồn vốn, giảm tổng tài sản):

Tương tự biện pháp tăng quy mơ cân số, ngân hàng có thể áp dụng biện pháp giảm quy mô nguồn vốn và tổng tài sản của mình để đạt được mục đích điều tiết rủi ro lãi suất. Như ngân hàng phải bán các khoản đầu tư có lãi suất thay đổi và đồng thời cũng đem trả lại các khoản vốn vay có lãi suất cố định trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, cũng như trường hợp trên thì biện pháp này cũng có một số hạn chế, có thể nhiều ch số hoạt động bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi như ch số về khả năng chi trả, khả năng thanh toán tức thời của ngân hàng.

- Sử dụng các cơng cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại:

Ngân hàng có thể s dụng các cơng cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại như: hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi về lãi suất,…những công cụ này sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro lãi suất một cách hiệu quả và ít tốn kém, như vậy Ngân hàng sẽ không phải tái cấu trúc lại tài sản và nguồn vốn, vì tái cấu trúc vốn đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và cơng sức, hơn nữa có những biện pháp tái cấu trúc vốn sẽ tạo ra những rủi ro khác cho Ngân hàng.

Với thực trạng hoạt động hiện nay của ngân hàng, việc nhận biết và ứng dụng các phương pháp quản trị rủi ro lãi suất nh m giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hết sức cần thiết. Ngân hàng cần nghiên cứu kĩ các phương pháp để lựa chọn, ứng dụng vào thực ti n hoạt động kinh doanh của mình.

-79-

3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ:

3.2.2.1. Đối với ngân hàng nhà nƣớc

- Lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt Nam, vận hành theo cơ chế thị trường:

Các chính sách tiền tệ phải được minh bạch, nhất quán mới tạo được niềm tin trong dân chúng. Tiến hành những cuộc khảo sát về phản ứng của các thành viên thị trường (bao gồm cả dân chúng và các doanh nghiệp) trước những thay đổi chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là lĩnh vực tiền tệ - cơ sở quan trọng để nhận định về cơ chế tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường.

Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, kiểm soát lạm phát; hạn chế s dụng các liệu pháp can thiệp hành chính đối với thị trường để tránh gây sốc hoặc làm gia tăng rủi ro đối với các TCTD. Tăng cường hiệu quả của tự do hóa lãi suất. Mặc dù hiện nay, lãi suất cơ bản là lãi suất tham chiếu của các ngân hàng thương mại, trong một số giai đoạn vẫn áp dụng trần lãi suất, điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế lãi suất và sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước nên để thị trường hoạt động theo cung cầu và lãi suất phản ánh đúng cung cầu tiền tệ trên thị trường.

Phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu nh m đảm bảo lãi suất trên thị trường này phản ánh đủ tình hình kinh tế vi mơ và vĩ mơ. Từ đó mới có thể xây dựng được đường lợi tức thị trường (yield curve) phục vụ cho công tác quản trị rủi ro lãi suất. Hiện nay, thị trường tài chính chưa phát triển đã gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc s dụng các công cụ phái sinh để che chắn rủi ro lãi suất.

-80-

- Tạo hành lang pháp lý để phát triển các công cụ phái sinh tại thị trường tài chính ở Việt Nam.

- Hoàn thiện khung pháp lý và các quy định về đo lường về quản trị rủi ro lãi suất theo chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào

quy định việc đo lường và quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các văn bản pháp lý về các hoạt động phái sinh vẫn còn thiếu (ch mới dừng lại ở hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ và hoán đổi lãi suất). Do đó, hồn thiện khung pháp lý và các quy định về quản trị rủi ro lãi suất là nền tảng để các ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phức tạp với tự bảo vệ mình trước rủi ro lãi suất hay những cơ hội đầu cơ kiếm lời dựa vào biến động của lãi suất.

- Hoàn thiện một số điều kiện cần thiết khác như:

NHNN tăng cường quan tâm ch đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các NHTM thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro. Hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ,…

Hoàn thiện hệ thống cung cấp thơng tin CIC giúp các TCTD có đầy đủ thơng tin về khách hàng, phục vụ cho công tác th m định, đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay.

Cần tập trung thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, đầu tư; tài trợ dự án, kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng mới.

Quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD cịn phải kiểm sốt thơng qua các ch tiêu khác như dự trữ bắt buộc hoặc khe hở kỳ

-81-

hạn để bảo vệ các TCTD tránh khỏi những rủi ro có thể làm đổ vỡ hệ thống như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,…

Ch đạo việc sáp nhập các ngân hàng có năng lực tài chính yếu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho người dân đối với hệ thống ngân hàng trong nước.

3.2.2.2. Đối với chính phủ:

Chính phủ cần đ y mạnh hoạt động của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khốn vì sự phát triển của thị trường này địi hỏi các ngân hàng phải công khai các hoạt động tài chính của mình và giá cả trên thị trường thay đổi một cách trung thực. Bên cạnh đó, chính phủ cần có chính sách đầu tư phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Việc làm này phải được thông báo rộng rãi để phịng ngừa các thiệt hại có thể ảnh hưởng tới thị trường vốn vì lãi suất của trái phiếu chính phủ hiện nay là tiêu chu n để các ngân hàng thương mại định giá lại tài sản có của mình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ những thực trạng hiện đang tồn tại cũng như những kết quả đạt được và những hạn chế trong cơng tác QTRRLS tại Vietcombank được trình bày trong chương 2, cùng với định hướng phát triển của ngân hàng trong những năm sắp tới, Chương 3 đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nh m giúp ngân hàng có thể nâng cao năng lực QTRRLS của mình, hồn thiện hơn nữa các biện pháp phòng ngừa rủi ro để giúp ngân hàng ngày càng phát triển bền vững trong thời buổi khó khăn như hiện nay.

Các giải pháp được chia làm hai nhóm chính: nhóm giải pháp chủ quan xuất phát từ bản thân chi nhánh và nhóm giải pháp hỗ trợ từ các cơ quan có liên quan. Những giải pháp này tuy còn khái quát, chưa đi vào cụ thể để giải quyết triệt để vấn đề nhưng nó cũng phần nào giúp Vietcombank có những

-82-

định hướng trong việc lựa chọn thực hiện giải pháp cho riêng mình sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế.

-83-

KẾT LUẬN CHUNG

hi lãi suất thị trường thay đổi, nó có thể tạo ra những tác động tiêu cực tới lợi nhuận ngân hàng do nó làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản, hạ thấp giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Sự biến động của lãi suất tác động đến toàn bộ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập của ngân hàng.

Chính vì vậy, các nhà quản trị ngân hàng khơng ngừng nỗ lực tìm kiếm những biện pháp nh m hạn chế những tác động tiêu cực của biến động lãi suất. Dù lãi suất thay đổi đến như thế nào, các ngân hàng luôn mong muốn đạt được thu nhập dự kiến ở mức tương đối ốn định và đây chính là mục tiêu của ngân hàng trong công tác quản trị rủi ro lãi suất.

Do vậy, tại Vietcombank, việc tìm các giải pháp tích cực nh m hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro lãi suất ln mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng, lâu dài.

Hy vọng trong thời gian tới, Vietcombank sẽ tiếp tục cập nhật những phương pháp quản trị rủi ro lãi suất hiện đại, hồn thiện hơn nữa quy trình quản trị rủi ro một cách toàn diện nh m đảm bảo phát hiện kịp thời, đo lường và kiểm soát rủi ro một cách tốt nhất để đạt mục tiêu phát triển bền vững, tiến tới là một trong hai ngân hàng hàng đầu Việt Nam có sức ảnh hưởng trong khu vực và là một trong 300 tập đồn ngân hàng tài chính lớn nhất vào năm 2020.

-84-

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguy n Đăng Dờn, TS.Hoàng Đức, TS. Trần Huy Hoàng, ThS. Trầm Xuân Hương (2005), Tiền Tệ - Ngân Hàng, NXB Thống ê.

2. PGS.TS Nguy n Văn Tiến (2005), Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng, NXB Thống ê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 85)