Đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 89 - 91)

5. Kết cấu đề tài

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoạ

3.2.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

- Lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt Nam, vận hành theo cơ chế thị trường:

Các chính sách tiền tệ phải được minh bạch, nhất quán mới tạo được niềm tin trong dân chúng. Tiến hành những cuộc khảo sát về phản ứng của các thành viên thị trường (bao gồm cả dân chúng và các doanh nghiệp) trước những thay đổi chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là lĩnh vực tiền tệ - cơ sở quan trọng để nhận định về cơ chế tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường.

Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, kiểm soát lạm phát; hạn chế s dụng các liệu pháp can thiệp hành chính đối với thị trường để tránh gây sốc hoặc làm gia tăng rủi ro đối với các TCTD. Tăng cường hiệu quả của tự do hóa lãi suất. Mặc dù hiện nay, lãi suất cơ bản là lãi suất tham chiếu của các ngân hàng thương mại, trong một số giai đoạn vẫn áp dụng trần lãi suất, điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế lãi suất và sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước nên để thị trường hoạt động theo cung cầu và lãi suất phản ánh đúng cung cầu tiền tệ trên thị trường.

Phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu nh m đảm bảo lãi suất trên thị trường này phản ánh đủ tình hình kinh tế vi mơ và vĩ mơ. Từ đó mới có thể xây dựng được đường lợi tức thị trường (yield curve) phục vụ cho công tác quản trị rủi ro lãi suất. Hiện nay, thị trường tài chính chưa phát triển đã gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc s dụng các công cụ phái sinh để che chắn rủi ro lãi suất.

-80-

- Tạo hành lang pháp lý để phát triển các công cụ phái sinh tại thị trường tài chính ở Việt Nam.

- Hoàn thiện khung pháp lý và các quy định về đo lường về quản trị rủi ro lãi suất theo chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào

quy định việc đo lường và quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các văn bản pháp lý về các hoạt động phái sinh vẫn còn thiếu (ch mới dừng lại ở hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ và hoán đổi lãi suất). Do đó, hồn thiện khung pháp lý và các quy định về quản trị rủi ro lãi suất là nền tảng để các ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phức tạp với tự bảo vệ mình trước rủi ro lãi suất hay những cơ hội đầu cơ kiếm lời dựa vào biến động của lãi suất.

- Hoàn thiện một số điều kiện cần thiết khác như:

NHNN tăng cường quan tâm ch đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các NHTM thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro. Hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ,…

Hoàn thiện hệ thống cung cấp thơng tin CIC giúp các TCTD có đầy đủ thơng tin về khách hàng, phục vụ cho công tác th m định, đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay.

Cần tập trung thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, đầu tư; tài trợ dự án, kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng mới.

Quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD cịn phải kiểm sốt thơng qua các ch tiêu khác như dự trữ bắt buộc hoặc khe hở kỳ

-81-

hạn để bảo vệ các TCTD tránh khỏi những rủi ro có thể làm đổ vỡ hệ thống như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,…

Ch đạo việc sáp nhập các ngân hàng có năng lực tài chính yếu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho người dân đối với hệ thống ngân hàng trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 89 - 91)