Bài học kinh nghiệm quản lý tỷ giá của một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

1.4 Bài học kinh nghiệm quản lý tỷ giá của một số nước

1.4.1 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Trung Quốc

Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc cải cách kinh tế, Trung Quốc đang nổi lên là một nền kinh tế năng động và có nhiều triển vọng. Phát huy những tiềm năng kinh tế – xã hội – tự nhiên có nhiều lợi thế với những bước đi thận trọng và hiệu quả trong quá trình chuyển đổi, Trung Quốc đang trổi dậy để trở thành một trung tâm mới của nền kinh tế thế giới – một cực khác của Châu Á cùng Nhật Bản.

Quá trình chuyển đổi chế độ tỷ giá ở Trung Quốc có thể chia thành 4 giai đoạn: + Giai đoạn 1949 - 1979: Trong thời kỳ này, nền kinh tế Trung Quốc quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Chính phủ thực hiện quản lý tập trung đối với hoạt động ngoại hối, áp dụng chế độ tỷ giá cố định và tỷ giá này do Ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố.

+ Giai đoạn 1980 – 1990: Cùng với cải cách kinh tế năm 1979, chế độ tỷ giá được thay đổi theo hướng gia tăng yếu tố thị trường. Bên cạnh tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cơng bố, cịn có tỷ giá mua bán trên thị trường. Mặc dù tỷ giá chính thức được điều chỉnh nhiều lần nhưng tỷ giá trên thị trường ngoại tệ ln có xu hướng cao hơn tỷ giá chính thức.

+ Từ năm 1991, Trung Quốc hướng tới chuyển đổi chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Tuy nhiên, tỷ giá chính thức vẫn ít được áp dụng hơn

tỷ giá thị trường. Từ năm 1993, thị trường ngoại hối giữa các doanh nghiệp phát triển mạnh hơn và hơn 80% sử dụng tỷ giá của thị trường. Sự sai lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường gây ra những tác động tiêu cực, lượng ngoại tệ do dân cư nắm giữ rất lớn trong khi dự trữ ngoại hối của quốc gia còn hạn chế.

+ Từ năm 1994, Trung Quốc có nhiều chuyển biến lớn trong việc điều hành chính sách tỷ giá: đưa tỷ giá chính thức lên mức cân bằng với tỷ giá thị trường để thống nhất hai tỷ giá và thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi đồng Nhân dân tệ.

Từ năm 1994 đến nay, Trung Quốc vẫn áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước. Ngân hàng nhân dân Trung Quốc chủ yếu sử dụng biện pháp kinh tế thông qua việc mua bán ngoại tệ trên thị trường để điều chỉnh tỷ giá ở mức độ phù hợp.

1.4.2 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Hàn Quốc

Quan điểm của Hàn Quốc là chính sách tỷ giá và ngoại hối phải được xây dựng từ chính sách kinh tế. Để ổn định được giá trị đồng tiền trong nước, cải thiện điều kiện thương mại và cán cân thanh tốn, chính sách tỷ giá hối đối và quản lý ngoại hối phải được hoạch định một cách hợp lý trong từng thời kỳ. Chính sách tỷ giá cũng phải nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu: khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại tệ, hạn chế việc chuyển giao vốn ngoại tệ ra nước ngoài...

Quan điểm này của Hàn Quốc đã được thực hiện trong hơn 50 năm qua kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và được cụ thể hóa ở từng thời kỳ. Có thể chia q trình áp dụng chính sách tỷ giá hối đối đa dạng và phức tạp của Hàn Quốc từ những năm 1945 đến nay ra làm 3 giai đoạn:

+ Hệ thống tỷ giá cố định từ những năm 1945 đến cuối những năm 1960

+ Hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt, thống nhất từ cuối những năm 1960 đến đầu năm 1980

+ Hệ thống tỷ giá “giỏ ngoại tệ phức hợp” từ 1982 đến nay 1.4.3 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Thái Lan

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997 mà Thái Lan là nơi đầu tiên giảm giá đồng tiền của mình.

Nhằm kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, Thái Lan đã dùng chính sách phá giá nhẹ đồng THB vào tháng 05 năm 1981 và tháng 11 năm 1984. Nhưng cũng từ đó đến khi cuộc khủng hoảng xảy ra thì tỷ giá của THB so với USD gần như cố định, chỉ dao động quanh 25 THB/USD. Tuy nhiên, xuất khẩu của Thái Lan chiếm hơn 70% GDP hàng năm, lại tập trung vào một số mặt hàng chủ lực, cán cân thương mại thâm hụt từ 10% năm 1990 lên 60-70% so với xuất khẩu năm 1997. Nền kinh tế Thái Lan bắt đầu sa sút từ cuối năm 1995, tốc độ tăng trưởng giảm, thâm hụt tài khoản vãng lai cao, nợ nước ngồi tăng. Thị trường chứng khốn suy sụp từ cuối năm 1996, các nhà đầu tư quốc tế lại tấn công vào đồng THB làm cho giá trị đồng THB giảm mạnh. Đến ngày 02/7/1997, chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng THB. Đến cuối năm 1997, nợ nước ngoài của Thái Lan lên đến 88 tỷ USD và dự trữ ngoại tệ trụt xuống còn 28 tỷ USD.

Đây là bài học trong việc đưa ra một chính sách tỷ giá thích hợp, hạn chế tối đa những tác hại đến nền kinh tế bởi vì chính sách tỷ giá ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, tổng sản phẩm quốc dân cũng như tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia.

1.4.4 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Ba Lan

Thứ nhất, chính sách tỷ giá khơng nên cơ lập, mà cần kết hợp với các chính sách khác như chính sách tài khóa, chính sách lãi suất, chính sách thu nhập và tái cấu trúc.

Thứ hai, để vơ hiệu hóa dịng vốn cần phải tăng tính ổn định của hệ thống ngân hàng và giảm tỷ lệ nợ xấu. Năm 1990, Ba Lan tiến hành chương trình cải cách, mục tiêu ổn định kinh tế và thiết lập con đường đến nền kinh tế thị trường. Kết quả, lạm phát giảm đến mức ổn định, mất cân bằng ngoại được giảm thiểu, nợ nước ngoài cũng giảm đáng kể. Thành cơng của chính sách kinh tế vĩ mơ đóng góp bởi chính sách tỷ giá, lãi suất, chính sách tài khóa, chính sách thu nhập và tái cấu trúc. Với chiến lược tái cấu trúc, chính sách tỷ giá đóng vai trị kép với mục tiêu neo lạm phát và bảo đảm sức cạnh tranh quốc tế. Tháng 5 năm 1991, chế độ neo rổ tiền tệ, chế độ linh hoạt hơn được thực hiện vào tháng 10 năm 1991. Trong giai đoạn 1991-1993, ba lần giảm giá được tiến hành và chính sách tỷ giá được tiến hành cùng với chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách thu nhập (dựa trên thuế). Vào tháng năm 1995, khi chính phủ đã thiết lập một hệ thống giám sát khả năng an toàn vốn cao, ổn định và giảm tỷ lệ nợ

xấu trong hệ thống các ngân hàng, những nhà chức trách đã mở rộng dải băng (+/-) 7 % tạo khả năng hấp thu tốt những cú sốc và dòng vốn.

1.4.5 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Chi lê:

Tự do hố tài chính chỉ có thể tiến hành sau khi đã đảm bảo những yêu cầu nhất định về hệ thống tài chính và ổn định vĩ mơ, việc tự do hố tài chính cần tiến hành theo lộ trình và trong trung hạn cần hướng về thả nổi tỷ giá. Tự do hố tài chính nên được tiến hành một cách hết sức cẩn thận và chỉ sau khi những điều kiện sau được đáp ứng:

- Thiết lập được một hệ thống ngân hàng cứng cáp và đủ sức chịu đựng với các cú sốc tiền tệ.

- Phát triển các cơng cụ phịng ngừa rủi ro nhằm mục đích hạn chế những rủi ro biến động tỷ giá và lãi suất. Đồng thời bắt buộc những cá nhân, tổ chức có nguy cơ gặp các rủi ro về tỷ giá phải thực hiện các khoản phòng ngừa rủi ro.

- Các điều kiện kinh tế vĩ mô tốt: Hệ thống tài chính khỏe mạnh và cân bằng tài khóa một cách chắc chắn và an toàn.

Trong những năm 90, các nhân tố sản xuất tăng trưởng mạnh, đặc biệt là khía cạnh thương mại, tạo áp lực nâng giá đồng Peso (Hiệu ứng Balassa – Samuelson). Cùng lúc đó, cầu tăng hơn cung, với bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất nội địa cao, đã trở thành một trong những nhân tố hấp dẫn dòng vốn ngoại tệ và tăng áp lực định giá cao đồng Peso, gây căng thẳng cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh giá cả không được linh hoạt.

Tiến trình hội nhập của Chile:

Trong giai đoạn 1990 - 1997, Chile thực hiện chuyển từ việc tỷ giá tham chiếu lên đồng đô la sang tham chiếu lên một rổ tiền tệ và lãi suất qua đêm được xây dựng hướng về lãi suất danh nghĩa. Việc sử dụng công cụ biên tỷ giá một cách linh hoạt cùng với các áp dụng các quy định về luồng vốn, yêu cầu dự trữ bắt buộc 30% cho năm đầu tiên đối với các khoản vay nước ngoài và các khoản thu được từ thị trường tài chính quốc tế, đồng thời, chính phủ hạn chế việc đầu tư ra nước ngồi. Thêm vào đó, chính phủ cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chứng khoán ra nước ngồi để thu hút dịng vốn quốc tế. Quan trọng nhất là việc tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn giữ vững mục tiêu giữ ổn định giá và tăng dự trữ ngoại hối để có thể tiến hành can

thiệp tỷ giá, ngân hàng được phép cung cấp các nghiệp vụ phái sinh một cách đa dạng, với cả những đối tác trong và ngoài nước. Dần dần, khi nền kinh tế được ổn định, những giới hạn vốn tối thiểu cũng được bãi bỏ, kiểm soát vốn cũng được nới lỏng hơn. Khi lạm phát mục tiêu đạt khoảng từ 2% đến 4%, tỷ giá bắt đầu được thả nổi hơn, đồng tiền có thể hốn đổi và từng bước tiến đến tự do hoá tài khoản vốn, hội nhập nhiều hơn với thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)