Mơ hình VECM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 66 - 67)

Trong dài hạn

Hệ số Tham số Sai số T value

GEXP(-1) 2.102478*** 0.68074 3.08853 NFA(-1) -0.727805*** 0.12725 -5.71966 TOT(-1) 8.979197*** 1.34665 6.66783 PROD(-1) -3.219879*** 1.11030 -2.90000 C -16.56120 Trong ngắn hạn

Hệ số Tham số Sai số P value

ECM(-1) -0.260951** 0.101731 0.0152 D(OPEN(-1)) -0.461490* 0.234821 0.0581 D(PROD(-1)) -1.018205* 0.522091 0.0600 D(PROD(-2)) -0.797236* 0.435257 0.0763 D(GEXP(-1)) 0.390049* 0.207549 0.0693 D(GEXP(-2)) 0.456172** 0.175081 0.0138 D(GEXP(-3)) 0.291868* 0.159140 0.0760

R-squared 0.601161 Log likelihood 111.0933

AIC -2.850621 SC -1.899884 Adjusted R-

squared 0.277105

Nguồn: Tính tốn của tác giả Như vậy trong dài hạn hầu hết các biến đều có tác động đến REER trong đó TOT có tác động mạnh nhất đến REER, 1% tăng lên của TOT sẽ làm REER tăng 8%. Tương tự TOT, GEXP cũng có tác động cùng chiều đối với REER nhưng ở mức nhỏ hơn, 1% tăng lên của GEXP làm REER tăng lên 2%. Trong khi đó, NFA và PROD có tác động ngược chiều đến REER, 1% tăng lên của NFA và PROD làm REER giảm tương ứng là 0.72% và 3.22%. Để hiểu rõ hơn tác động của từng biến, tác giả thực hiện phân tích từng nhân tố trong mơ hình.

Thứ nhất, chi tiêu chính phủ có xu hướng gia tăng qua các năm nhưng giảm dần trong những năm gần đây. GEXP tăng dần từ năm 1998 -2004 khi nền kinh tế dần dần hồi phục từ cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á và đặc biệt tăng nhanh trong năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO và tiếp tục xu thế đó đến năm 2007. GEXP chỉ có dấu hiệu giảm dần từ năm 2008 cho đến nay mặc dù có tăng vào 2009 nhưng chỉ ở mức độ thấp chủ yếu là do gói kích cầu kinh tế trong năm này.

Tác động của GEXP đến REER phụ thuộc vào cơ cấu chi tiêu của chính phủ chiếm bao nhiêu tỷ trọng hàng ngoại thương hay phi ngoại thương. Nếu chi của ngân sách nhà nước bao gồm phần lớn là hàng ngoại thương thì khi GEXP tăng sẽ làm cho REER tăng tức đồng Việt Nam giảm giá thực và làm cho cán cân thương mại xấu đi. Nhìn vào mơ hình có thể thấy GEXP có tác động cùng chiều lên REER nên có thể suy ra cơ cấu chi tiêu của chính phủ lệch về phía hàng ngoại thương.

Hình 6: Tỷ lệ chi chính phủ so với GDP

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu IMF IFS và GSO, <http://elibrary-data.imf.org/FindDataReports.aspx?d=33061&e=169393> <http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217> Thứ hai, NFA có tác động ngược chiều với REER theo đúng như lý thuyết. Bảng 11 cho thấy giá trị NFA tăng qua các năm ngoại trừ trong 3 năm 2002, 2009, 2010. Trung bình NFA tăng 25% qua mỗi năm qua đó làm giảm tỷ giá hối đoái thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 66 - 67)