CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM
3.2 Những giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện chính sách tỷ giá Việt Nam trong thời gian tới:
3.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhà nước trên thị trường ngoạ
Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý được kiểm sốt bằng các giải pháp kinh tế và chính sách lãi suất là giải pháp lâu dài mà NHNN cần thực hiện để điều hành chính sách tiền tệ trong tương lai.
3.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhà nước trên thị trường ngoại hối trường ngoại hối
Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng cơ chế quản lý tỷ giá mới của Ngân hàng nhà nước mà thị trường ngoại hối Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Sự thành công của cơ chế mới thể hiện ở tỷ giá USD/VNĐ, cả trên thị trường chính thức và thị trường tự do đã đạt đến trạng thái ổn định, ít biến động. Tình hình đó đã tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, kiềm chế lạm phát…. Tuy nhiên, vẫn cịn có những cứng nhắc, chưa chủ động trong cách điều hành, NHNN vẫn cần phải có những thay đổi tích cực hơn nữa tiến tới một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, theo hướng thị trường. Cụ thể:
• NHNN tiếp tục và nhất quán thực hiện chủ trương điều hành tỷ giá linh hoạt, theo hướng thị trường, chủ động can thiệp khi cần thiết.
Với vai trò là NHNN, hiện nay NHNN quản lý thị trường ngoại tệ chủ yếu thông qua can thiệp mua bán, cơng bố tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ lệ % gia tăng của tỷ giá kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại hối. Trong giai đoạn trước mắt thì các biện pháp này còn cần thiết, nhưng cần phải nới lỏng từng bước vì khơng phải lúc nào các biện pháp này cũng hiệu quả, đôi khi trở thành lực cản cho sự phát triển thị trường ngoại hối. Nhà nước không thể thay
được vai trò của thị trường ngoại hối trong xu thế hội nhập, mà Nhà nước chỉ can thiệp bằng các cơng cụ, nghiệp vụ của mình, tránh xảy ra các cú sốc cho nền kinh tế.
Về lâu dài, NHNN nên dỡ bỏ biên độ dao động và không trực tiếp ấn định tỷ giá, mà chỉ tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế; chuyển hướng từ từ sang sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết thị trường ngoại tệ. Việc can thiệp của NHNN cần phải diễn ra kịp thời với quy mơ thích hợp.
Sự can thiệp của NHNN khơng thể tạo ra những thay đổi lâu dài về mức tỷ giá hối đối khi mà các mục tiêu khơng phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mơ. Do vậy, NHNN phải xác định rõ ràng, chính xác mục tiêu của việc can thiệp, đồng thời phải xác định thời gian và mức độ can thiệp tuân theo các quy định chung. Một khi NHNN không tiến hành can thiệp hoặc can thiệp diễn ra chậm hoặc quy mơ khơng thích hợp sẽ làm phát sinh tâm lý rụt rè ngóng đợi, khiến cho thị trường rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá. NHNN có những tác động lớn đến thị trường ngoại hối. Vì vậy, nếu có những điều chỉnh khơn ngoan sẽ ảnh hưởng tích cực để thị trường tiếp tục hoạt động thông suốt và hiệu quả.
• Nâng cao tính minh bạch trong các chính sách can thiệp của NHNN. Sự minh bạch này giúp tạo lòng tin vào cơ chế tỷ giá mới. Việc cam kết công khai về mục tiêu hành động, can thiệp sẽ tạo điều kiện cho thị trường có khả năng giám sát và đồng thời nâng cao trách nhiệm của NHNN trong hoạt động ngoại hối.
3.2.6 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà Nước
Trong những năm vừa qua, thực tiễn tại Việt Nam đã cho thấy, khi NHNN là cơ quan của Chính phủ thì hoạt động của NHNN phụ thuộc rất nhiều vào Chính phủ và vị trí pháp lý là NHNN của một quốc gia bị lu mờ. Gần như mọi hoạt động của NHNN đều phải được sự cho phép của Chính phủ (hoạt động phát hành tiền, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, hoạt động cho vay ngân sách trung ương, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài, cho vay các tổ chức tín dụng trong trường hợp đặc biệt). Ở đây, NHNN Việt Nam chỉ được coi như là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, giống như các bộ khác, chứ không phải là một thiết chế đặc biệt dù tổ chức, hoạt động của NHNN ảnh hưởng rất lớn đến tính an tồn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định của giá trị đồng tiền, an ninh tiền tệ của một quốc gia. Trong khi đó,
cần phải khẳng định rằng, một NHNN hiện đại phải có tính độc lập về vị trí pháp lý, nhân sự, cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, mục tiêu và hoạt động của mình.
Đầu tiên phải nói đến vị trí pháp lý của NHNN. Đối với NHNN, vị trí pháp lý được xác định trong mối quan hệ với các thiết chế khác như Chính phủ, Quốc hội. Vì vậy, việc phân quyền giữa Quốc hội – Chính phủ - NHNN nên rõ ràng; đồng thời tạo cho NHNN một mức độ độc lập tương đối trong mối quan hệ với Chính phủ. Có như vậy mới bảo đảm được sự linh hoạt, mềm dẻo, minh bạch trong điều hành thị trường tiền tệ của NHNN, bảo đảm được sự ổn định giá trị đồng tiền trong nền kinh tế.
Bên cạnh đó, mục tiêu hoạt động của NHNN cũng phải được xác định rõ ràng, thể hiện tính độc lập về mục tiêu của NHNN. Hiện nay, các mục tiêu được quy định trong Luật NHNN Việt Nam còn quá nhiều: ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an tồn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng, bảm đảm sự an tồn, hiệu quả của hệ thống thanh tốn quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, mục tiêu tối cao của NHNN là bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và ổn định giá trị đồng tiền. Mục tiêu còn lại là hệ quả của việc đạt được các mục tiêu nêu trên. Mục tiêu có rõ ràng thì NHNN mới có thể kiểm sốt được rủi ro trong lĩnh vực quản lý của mình.
Đồng thời, để đạt được mục tiêu đặt ra, NHNN phải độc lập trong hoạt động của mình. Hoạt động của NHNN được ví như con dao hai lưỡi. Nếu thực hiện không hợp lý sẽ gây hậu quả khôn lường cho cả nền kinh tế. Ngược lại, nếu biết sử dụng, nó sẽ là công cụ hữu hiệu để đạt được các mục tiêu đặt ra. Điều đó địi hỏi các cơng cụ ngân hàng phải do NHNN tự hoạch định, tự quyết định sử dụng theo phương cách linh hoạt, mềm dẻo, tránh sự can thiệp khơng cần thiết của Chính phủ. Vì vậy cần:
- NHNN phải được quyền quyết định các định hướng, giải pháp trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia cũng như trong việc thực hiện các chức năng khác của Ngân hàng Nhà Nước. Tất nhiên, song song với các thẩm quyền được trao, NHNN phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện các chức năng của NHNN.
- Cần tránh khuynh hướng cho rằng, nâng cao vai trò độc lập của NHNN nghĩa là NHNN thốt ly hồn tồn khỏi Chính phủ. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ và cũng là mục tiêu hoạt động của NHNN là ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Vì vậy, cần thiết lập các quy định pháp lý về mối quan hệ giữa NHNN với Chính phủ nhằm bảo đảm hoạt động của NHNN hỗ trợ tốt cho các chương trình kinh tế của Chính phủ.
• NHNN tham gia vào việc soạn thảo các chương trình, chính sách kinh tế của Chính phủ và đề đạt ý kiến của mình về các quyết định của Chính phủ; tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiệm vụ và thẩm quyền của NHNN.
• NHNN và các Bộ, Ngành thuộc Chính phủ duy trì cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin để theo dõi, nắm bắt kịp thời các diễn biến vĩ mô của nền kinh tế.
- Quốc hội quyết định định hướng chỉ tiêu lạm phát hàng năm, giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia để đạt định hướng chỉ tiêu lạm phát.
- Để đảm bảo tính độc lập về hoạt động, cần có qui định cụ thể về chức năng “Là ngân hàng của Chính phủ” theo hướng NHNN sẽ không cho ngân sách vay trực tiếp. NHNN chỉ cấp tín dụng gián tiếp cho Chính phủ thông qua việc cho ngân sách vay trên thị trường thứ cấp có hạn mức, và lấy trái phiếu Chính phủ làm tài sản đảm bảo khi cho các ngân hàng thương mại vay.
- Độc lập về việc quản lý nhân sự: Ngồi vị trí pháp lý độc lập, tính độc lập của NHNN cịn thể hiện trong việc lựa chọn nhân sự, quyết định cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành của ngân hàng. Điều này có nghĩa NHNN phải có quyền tự chủ trong việc lựa chọn bộ máy quản trị, điều hành sao cho hợp lý nhất, nhằm thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ theo luật định.