Chính sách tỷ giá và cán cân thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM

2.3 Nhận định về chính sách tỷ giá tại Việt Nam

2.3.2.2 Chính sách tỷ giá và cán cân thương mại

Trong những năm gần đây, tình hình cán cân thương mại tại Việt Nam ngày càng thâm hụt và kéo dài khi mà tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam liên tục tăng. Điều này cũng một phần là do ảnh huởng của nền kinh tế thế giới nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở cửa cho luồng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn cũng như việc Việt Nam phải khó khăn hơn khi cạnh tranh với hàng hóa nước ngồi khi mà Việt Nam phải dần cắt bỏ các biện pháp bảo hộ hàng hóa trong nước. Độ mở cửa nền kinh tế ngày càng rộng cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam dễ bị ảnh hưởng hơn bởi biến động nền kinh tế thế giới mà bằng chứng là cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới trong những năm vừa qua. Qua đó địi hỏi Việt Nam phải có những chính sách thích hợp để bảo vệ nền kinh tế thoát khỏi những cú sốc lớn. Tuy nhiên diễn biến nền kinh tế lại vô cùng phức tạp trong những năm 2008 trở lại đây khi rất nhiều các chỉ số kinh tể vĩ mô thay đổi để ứng phó với cuộc khủng hoảng. Cán cân thương mại thâm hụt mạnh thể hiện nhập siêu tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt tốc độ nhập siêu tăng nhanh kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006. Điều này cũng dễ hiểu khi VND luôn lên giá trong những năm qua và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhập siêu không nhất thiết là điều xấu nhất là khi Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ, đang mở cửa với thế giới dẫn đến nhu cầu nhập khẩu tăng cao đặc biệt là máy móc, thiết bị và luồng vốn đầu tư nước ngồi.

Hình 11: Nhập siêu và tỷ giá danh nghĩa, REER

Đơn vị tính: triệu đơ la mỹ

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu của IMF và ADB <http://elibrary-data.imf.org/FindDataReports.aspx?d=33061&e=169393>

<http://www.adb.org/sites/default/files/pub/2012/ki2012.pdf> Hình 11 cho thấy tình hình nhập siêu Việt Nam có gắn kết khá chặt chẽ với biến động của tỷ giá thực tế. Giai đoạn 1997 – 2002 tỷ giá danh nghĩa và REER có cùng xu hướng gia tăng nhưng ở mức độ thấp. Tính đến hết năm 2002, tốc độ tăng bình quân của REER chỉ ở mức 9.8% trong khi của tỷ giá là 6%. Đây là giai đoạn đồng Việt Nam mất giá danh nghĩa và do lạm phát Việt Nam thấp nên VND cũng mất giá thực tế và gần như theo sát giá trị danh nghĩa. Cũng trong thời gian này nhập siêu tăng tương đối nhẹ nhưng bắt đầu tăng cao từ năm 2003 trở đi khi đồng Việt Nam thể hiện sự mất giá. Điểm nổt bật trong khoảng thời gian này là chính sách tỷ giá được giữ khá cứng nhắc khi tỷ giá chỉ tăng 7% vào năm 2008 so với năm 2002 trong khi nhập siêu tăng gấp gần 6 lần so với năm 2002. Như vậy việc giữ tỷ giá tương đối cố định đã không những không giúp ổn định nền kinh tế mà ngược lại còn làm trầm trọng hơn cán cân thương mại Việt Nam. Mặc dù sang năm 2009, NHNN thực hiện nâng tỷ giá chính thức lên tuy nhiên mức tăng của tỷ giá không thể bù đắp được chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ. Kết quả là REER liên tục giảm từ

0 5000 10000 15000 20000 25000 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

năm 2004 đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam và làm nhập siêu tăng cao.

Như vậy, việc kiểm soát tỷ giá trong giai đoạn này đã có những mặt tiêu cực. Nếu như tỷ giá danh nghĩa được quản lý theo cơ chế thị trường thì nó sẽ có tác động điều chỉnh cán cân thương mại trở về trạng thái cân bằng. Vì khi này tình trạng nhập siêu lớn và kéo dài, nhu cầu ngoại tệ tăng cao sẽ khiến cho đồng nội tệ mất giá tương đối so với đồng ngoại tệ. Sự lên giá của đồng ngoại tệ khiến cho xuất khẩu được khuyến khích và nhập khẩu trở nên đắt đỏ. Cơ chế tỉ giá theo cung cầu của thị trường sẽ điều chỉnh tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu và do đó giảm thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cơ chế tỷ giá ở Việt Nam không những đã không đạt được sự điều chỉnh này mà trong những năm gần đây còn làm trầm trọng hơn tình trạng thâm hụt của cán cân thương mại. Nhu cầu ngoại tệ tăng cao do nhập siêu lớn và kéo dài không được kịp thời đối trọng bởi sự mất giá của đồng nội tệ khiến cho thị trường ngoại hối luôn căng thẳng và hoạt động chợ đen cũng như đầu cơ tiền tệ trở nên mạnh mẽ. Ngoài ra, với cơ chế quản lý tỷ giá hiện tại NHNN sẽ phải luôn cân nhắc khi quyết định có nên phá giá hay giữ tỷ giá ổn định, cái lợi và hại trong từng hoàn cảnh cụ thể. Vì tỷ giá là một biến số rất nhạy cảm, một sự tăng mạnh trong tỷ giá có thể có lợi cho xuất khẩu đặc biệt là những nhóm hàng xuất khẩu có hàm lượng nhập khẩu thấp như hàng nông lâm thủy hải sản và tài nguyên. Nhưng phá giá lại làm cho nhập khẩu trở nên đắt đỏ, ảnh hưởng xấu tới hoạt động nhập khẩu phục vụ phát triển trong nước và tới các nhóm hàng xuất khẩu có hàm lượng nhập khẩu cao như các mặt hàng Việt Nam chỉ gia công chế biến bằng nguyên liệu ngoại nhập. Đồng thời phá giá tạo nên kỳ vọng lạm phát và có thể trở thành lạm phát thực sự trong kỳ sau nếu các chính sách vĩ mơ khơng nhất qn trong việc kiểm sốt lạm phát. Đấy là chưa kể tác động của việc phá giá đến các mặt hàng phi thương mại do tình trạng “đơla hóa” của nền kinh tế. Các vấn đề này còn trầm trọng hơn nếu quyết định phá giá mang tính giật cục, khơng nhất qn bởi vì nó cịn tạo tâm lí đầu cơ ngoại tệ, giảm sút niềm tin vào động nội tệ cũng như mức độ tin cậy của chính sách.

2.4 Kết luận:

Trong thời gian qua, chính sách tỷ giá đã cho thấy những mặt hạn chế cũng như tích cực trong cơ chế điều hành nhằm phù hợp với nền kinh tế. Trong những giai

đoạn nền kinh tế ổn định, chính sách tỷ giá cố định đã giúp tạo được niềm tin của người dân vào đồng nội tệ cũng như tạo môi trường ổn định giúp cho các hoạt động kinh tế diễn ra thuận lợi và ngày càng mở rộng. Tuy nhiên trong những thời kỳ khủng hoảng, chính sách tỷ giá lại tỏ ra khá cứng nhắc và thụ động khiến nền kinh tế bị trì trệ. Mặc dù tỷ giá danh nghĩa được giữ cố định nhưng tỷ giá thực tế lại cho thấy sự biến động mạnh khi ngày càng giảm mạnh trước sức ép của các chính sách kinh tế vĩ mơ khác. Một số các nghiên cứu trong và ngoài nước trong thời gian gần đây cũng đã khẳng định mối quan hệ và tác động giữa tỷ giá hối đối và chính sách vĩ mô ở Việt Nam với các mức độ khác nhau. Nghiên cứu này nhằm phân tích một cách sâu hơn mối quan hệ giữa các biến số đó và đã cho một kết quả tương tự. Điều này góp phần làm vững chắc cơ sở cho việc hoạch định chính sách tỷ giá trên cơ sở tác động của các biến kinh tế vĩ mô nhằm phục vụ tốt cho việc điều hành tỷ giá trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)