Chính sách tỷ giá tại Việt Nam và vấn đề về tỷ giá thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM

2.3 Nhận định về chính sách tỷ giá tại Việt Nam

2.3.1 Chính sách tỷ giá tại Việt Nam và vấn đề về tỷ giá thực

Trong những năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu ngày càng bấp bênh và luôn đối diện với nguy cơ khủng hoảng cao. Các nền kinh tế mạnh trên thế giới như Mỹ, EU, Anh, Nhật Bản,… đã phải thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thốt khỏi các cụơc khủng hoảng tài chính thế giới mà gần đây như việc FED liên tiếp cắt giảm lãi suất cơ bản nhằm bảo vệ nền kinh tế khỏi những ảnh hưởng xấu từ thị trường nhà và tài chính đang chao đảo. Đối với các thị trừơng tài chính trên thì Việt Nam chỉ là một thị trường nội nhỏ bé, do đó chính phủ Việt Nam buộc phải lựa chọn chính sách kiểm soát tỷ giá để tránh những cú sốc từ bên ngồi, bảo đảm tạo ra một mơi trường ổn định để kinh tế phát triển. Tuy nhiên có thể thấy trong thời kỳ khủng hoảng 2008 – 2011 NHNN Việt Nam đã khá bị động trong chính sách tỷ giá, khi mà khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường ngày càng nới rộng mặc cho những lần điều chỉnh biên độ dao động của NHNN. Kết quả là đến tháng 3/2009 NHNN đã phải thực hiện phá giá VND. Việc đồng đô la liên tục biến động trong thời gian này cùng với cơ chế neo tỷ giá VND vào USD đã khiển tỷ giá VND

biến động mạnh trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng có một điều đáng chú ý là mặc dù trong giai đoạn từ năm 2008 trở về đây, VND mất giá so với USD, song thực tế lại cho thấy nhập siêu của Việt Nam lại có xu hướng liên tục tăng. Qua phân tích so sánh giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tại chương 2 mục 2 có thể thấy tình trạng nghịch biến giữa 2 tỷ giá trong thời kỳ khủng khoảng khi mà khoảng cách giữa 2 tỷ giá ngày càng cao. Điều này đặt ra câu hỏi liệu chính sách tỷ giá của Việt Nam có nên tiếp tục với tỷ giá danh nghĩa hay chuyển sang sử dụng các loại tỷ giá khác như tỷ giá thực hay neo đồng Việt Nam theo một rổ các loại đồng tiền như NEER hoặc REER.

REER là tỷ giá thực hiệu lực được điều chỉnh theo lạm phát so với các đối tác thương mại có tính đến trọng số thương mại của các đối tác, nên có thể nói nó thích hợp hơn so với tỷ giá thực song phương (chỉ tính chênh lệch lạm phát giữa hai đối tác thương mại với nhau). REER giúp chỉ ra đồng nội tệ đang bị định giá cao hay thấp so với đồng tiền của các đối tác. Ngồi ra REER đặc biệt thích hợp với các nước đang phát triển có nền kinh tế đang chuyển đổi và thị trường tiền tệ kém phát triển. Nó thật sự hữu ích trong việc xác định mức tỷ giá mục tiêu cho chính sách tỷ giá hỗn hợp giữa thả nổi và cố định. REER cũng đã được tính tốn và thu thập bởi một số tổ chức lớn như World Bank, The Eurostat, the BIS, OECD, IMF…

Tuy nhiên, có một số vấn đề làm cho việc xác định REER không chắc chắn. Trước tiên, đó là việc lựa chọn năm cơ sở. Như đã xác định trong phần lựa chọn năm cơ sở cho việc tính REER, khi chọn năm cơ sở khác nhau sẽ cho kết quả tính REER khác nhau.

Thứ hai, vấn đề lựa chọn chỉ số giá. Theo Juthathip Jongwanich (2009), các loại chỉ số giá có thể được sử dụng để tính tốn REER như CPI, PPI, Unit labor cost… trong đó CPI là chỉ số được sử dụng nhiều nhất do mức độ phổ biến trong chuỗi thời gian dài. Trong khi đó, PPI và Unit labor cost khó thu thập được dữ liệu hơn giữa các nước nhất là trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, PPI và Unit labor cost có ưu điểm là chứa phần lớn hàng hóa thương mại giúp đo mức độ cạnh tranh tốt hơn CPI khi chỉ số này chứa luôn cả những hàng hóa phi thương mại đóng vai trị quan trọng. Mỗi chỉ số khác nhau cũng cho kết quả tính REER khác nhau.

Thứ ba, trọng số thương mại. Số lượng các đối tác thương mại khác nhau sẽ cho REER khác nhau. Theo Nguyễn Thị Thu Hằng và các đồng tác già, REER được

tính tốn dựa trên ba mẫu với số lượng các nước khác nhau bao gồm mẫu thứ nhất 45 nước, mẫu thứ hai 20 nước và mẫu thứ ba 14 nước.

Kết quả cho thấy REER được tính tốn dựa trên mẫu 20 nước khá sát với mẫu 45 nước, trong khi đó mẫu 14 nước lại cho sai lệch lên đến 10%. Như vậy không phải lúc nào cũng cần thiết lấy mẫu nhiều nước vì càng đưa thêm nhiều nước càng tăng chi phí cho việc thu thập số liệu nhưng đồng thời cũng khơng nên lấy q ít nước sẽ làm sai lệch REER. Cần lựa chọn một mẫu tối ưu bao gồm những nước có tỷ trọng thương mại cao với Việt Nam đảm bảo REER được tính tốn chính xác, kịp thời. Tuy nhiên khơng phải lúc nào cũng có thể đưa ra một mẫu chính xác do hướng thương mại của Việt Nam thay đổi khá thường xuyên trong quá khứ và có thể cả trong tương lai gần để đáp ứng với những thay đổi trong nền kinh tế thế giới và thương mại. Do đó nếu muốn sử dụng REER làm công cụ theo dõi địi hỏi phải ln cập nhật thơng tin đảm bảo mẫu được lựa chọn là tối ưu, có thể thêm bớt nước hoặc thay đổi các nước trong mẫu.

Hình 8: REER dựa trên mẫu số lượng các nước khác nhau

Nguồn: Vũ Quốc Huy và đồng tác giả (2013) Thứ tư, là rổ hàng hóa tính chỉ số giá ở các nước cũng có sự khác nhau làm ảnh hưởng đến REER.

Thứ năm, vấn đề chất lượng nguồn dữ liệu, sự khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu… có thể sẽ ảnh hưởng đến chỉ số này.

Bên cạnh sự hạn chế về kỹ thuật, việc áp dụng REER cịn bị tác động bởi tình trạng kinh tế. Hiên nay, Việt Nam là nước bị đơ la hóa rất cao, có nhiều hàng hóa ở Việt Nam thường được định giá bằng USD dù rằng có thể giao dịch bằng tiền đồng.Sức mạnh của đồng đô la còn quá lớn, cho nên ảnh hưởng thật sự của nó trong rổ tiền sẽ lớn hơn nhiều so với tỷ trọng thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.

Chính những khó khăn trên đã khiến cho việc áp dụng REER vào chính sách tỷ giá trở nên hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)