Tác giả Năm Nước áp dụng Mô hình
Jongwanich 2009 Các nước Châu Á đang phát triển
REER = (TOT, NFA, OPEN, GEXP, PROD) Xiaolei Tang 2013 China, Korea REER = (TOT, NFA,
Jizhong Zou OPEN, GEXP, PROD) Hạ Thị Thiều Dao
và Phạm Thị Bình Minh
2010 Việt Nam
REER = (TOT, NFA, OPEN, GEXP, PROD,
DC)
Vũ Quốc Huy và
đồng tác giả 2011 Việt Nam
REER = (TOT, NFA, OPEN, GEXP, PROD,
FDI)
Dựa vào mơ hình trong các bài nghiên cứu trên, tác giả xác định mơ hình các nhân tố tác động đến tỷ giá thực đa phương của Việt Nam với các biến giải thích như sau:
LREERt=α0+β1LOPENt+β2LTOTt+β3LGEXP+β4LPRODt+β5LNFAt+εt Ghi chú: L- logarithm tự nhiên của các biến
Bảng 2. Mơ tả biến giải thích sử dụng trong mơ hình
Biến số Nội dung Cách tính tốn/Chỉ số đại diện Thời gian
OPEN Độ mở nền kinh tế (Xuất khẩu + Nhập khẩu) /GDP 1997 - 2012 TOT Điều kiện thương mại Chỉ số giá xuất khẩu/giá nhập khẩu 1997 - 2012 GEXP Chi tiêu chính phủ Tổng chi tiêu chính phủ/GDP 1997 - 2012 PROD Năng lực sản xuất GDP thực/lao động 1997 - 2012 NFA Tài sản Có ngoại tệ rịng Tài sản Có ngoại tệ rịng/GDP 1997 - 2012 NFA được tính theo tỷ lệ của NFA của toàn bộ hệ thống ngân hàng (cơ sở dữ liệu IFS) trên GDP danh nghĩa (lấy từ GSO và OECD). PROD là tỷ lệ giữa GDP thực tế bình quân trên lao động của Việt Nam và các nước bạn hàng chính. Số liệu được tính tốn dựa trên số liệu lấy từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ và Quỹ tiền tệ quốc tế. TOT được tính bằng tỷ lệ giữa chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu. Độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam được thay thế bằng tỷ lệ giữa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP danh nghĩa, tính tốn từ số liệu của Tổng cục Thống kê và Quỹ tiền tệ quốc tế. Chi tiêu chính phủ, GEXP, là tỷ lệ giữa chi tiêu chính phủ trên GDP danh nghĩa. Số liệu lấy từ Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính.
Nhìn chung, về mặt lý thuyết tỷ giá hối đoái biến động tăng hoặc giảm là do tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào các yếu tố đó cũng cùng lúc tác động vào tỷ giá hối đoái mà tuỳ theo từng trường hợp, mức độ tác động của các yếu tố là khác nhau. Do đó, để có một mức tỷ giá phù hợp cho từng thời kỳ, chúng ta cần phải xác định được các yếu tố chủ quan, khách quan; trực tiếp và gián tiếp tác động lên tỷ giá, trên cơ sở đó, mà đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trong việc điều hành tỷ giá nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế cụ thể. Thơng qua việc tìm hiểu về tỷ giá thực đa phương và mơ hình các nhân tố tác động đến REER ở chương 1, tác giả thực hiện việc tính tốn tỷ giá thực đa phương và xác định mức độ tác động của các biến kinh tế vĩ mơ lên REER thơng qua mơ hình VECM để từ đó đưa ra một số các giải pháp cho chính sách tỷ giá tại chương 3.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM GIÁ CỦA VIỆT NAM
2.1 Chính sách điều hành tỷ giá của chính phủ Việt Nam trong thời gian qua gian qua
2.1.1 Giai đoạn 1997 – 1999: Tỷ giá Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng Châu Á hoảng Châu Á
Đây là giai đoạn điều hành tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của nhà nước, với chủ trương điều hành tỷ giá một cách linh hoạt theo tình hình trong nước và quốc tế nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và tăng dự trữ ngoại tệ.
Tuy nhiên trong năm 1997, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã đặt Việt Nam trước sức ép phá giá đồng nội tệ. Có thể thấy rõ cuộc khủng hoảng đã làm cho một loạt đồng tiền của các nước trong khu vực giảm giá mạnh so với đồng USD.
Bảng 3: Mức giảm giá của một số đồng tiền trong khu vực so với
đồng USD từ 7/1997 – 12/1997
Country 1997 Sep 1997 Oct 1997 Nov 1997 Dec Indonesia 3,055.300 3,616.300 3,492.000 4,908.800 Malaysia 3.014 3.292 3.385 3.768 Myanmar 6.315 6.279 6.246 6.343 Philippines 32.395 34.464 34.518 37.171 Singapore 1.518 1.558 1.582 1.648 Thailand 36.302 37.395 39.302 45.288
Nguồn: IMF International financial statistics, available at <http://elibrary-data.imf.org/FindDataReports.aspx?d=33061&e=169393> Trong bối cảnh các nước trong khu vực là bạn hàng chủ yếu và quan trọng của Việt Nam, với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gần giống nhau thì xuất khẩu của Việt Nam sẽ càng bất lợi. Những tác động này sẽ ngày càng trầm trọng hơn, nếu Chính phủ khơng có những biện pháp kịp thời để điều chỉnh tỷ giá.
Mặc dù vậy, do Việt Nam vẫn cịn đang trong q trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, quan hệ thương mại mới đang được mở cửa từng phần, thị trường tài chính - tiền tệ vẫn chưa được phát triển đầy đủ và mở cửa, nên Việt Nam chưa bị kéo ngay vào làn sóng của cuộc khủng hoảng. Có thể xem đây là một sự may mắn ngẫu nhiên, nhưng cũng hoàn tồn khơng thể vì thế mà khơng có những chính sách hợp lý để phịng ngừa khủng hoảng. Vì vậy, chúng ta cần phải thận trọng và kiểm soát chặt chẽ vấn đề mở cửa hơn nữa.
Bảng 4: Tỷ giá VND/USD những tháng cuối năm 1997
Country 1997 Sep 1997 Oct 1997 Nov 1997 Dec Vietnam 11,706.00 11,844.00 12,150.00 12,291.00
Nguồn: IMF International financial statistics, available at <http://elibrary-data.imf.org/FindDataReports.aspx?d=33061&e=169393> Thế nhưng từ những tháng cuối năm 1997 trở đi, do tác động về mặt tâm lý, kết hợp với việc các đồng tiền trong khu vực liên tục bị rớt giá đã làm cho cầu về đồng USD tăng mạnh ở Việt Nam ngay sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra và ép giá đồng USD tăng mạnh trên thị trường. Sự sụt giảm của đồng việt nam so với USD đã làm tăng tính rủi ro của đầu tư từ nguồn vốn ngoại tệ và giảm tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Thực tế sự suy giảm đầu tư cuối năm 1997 và đầu năm 1998 đã thể hiện rõ điều đó. Đặc biệt tình hình đó càng nghiêm trọng hơn khi các nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng nên cần phải rút vốn đầu tư về để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng. Cụ thể, số vốn đăng ký trong năm 1997 đã giảm hẳn, chỉ bằng 53,81% so với năm 1996 và những năm sau còn giảm sút nghiêm trọng hơn nữa. Nhiều dự án đã được cấp giấy phép hoặc đã bắt đầu triển khai thực hiện đang trong quá trình xây dựng cơ bản bị giảm tiến độ, thậm chí bị giải thể vì thiếu vốn. Việc suy giảm đầu tư sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến xuất nhập khẩu và từ đó làm tăng sức ép hơn nữa với vấn đề điều chỉnh tỷ giá.
Tóm lại, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã có tác động trực tiếp lẫn gián tiếp rất mạnh đến vấn đề tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Hệ quả chủ yếu của những tác động này là tạo ra áp lực ngày càng lớn về việc phải điều chỉnh giảm giá VND. Trước tình hình đó, NHNN đã có những động thái liên quan đến việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Ngày 13.10.1997, NHNN công bố quyết định nới rộng biên độ tỷ giá mua bán ngoại tệ lên 10% so với tỷ giá chính thức. Như vậy, việc NHNN cơng bố thay đổi biên độ theo hướng mở rộng là biện pháp phá giá gián tiếp vì tác dụng của nó cũng làm cho USD tăng giá, giảm giá nội tệ. Cùng với nhiều giải pháp đã góp phần giảm nhập siêu, năm 1997 nhập siêu là 2.4 tỷ USD, năm 1998 là 2.1 tỷ USD và năm 1999 là 82 triệu USD. Cầu ngoại tệ trên thị trường rất cao nên hầu như việc mua bán ngoại tệ của các NHTM thường xuyên bám sát mức trần cho phép. Mặc dù vậy, giá trên thị trường tự do còn cao hơn nhiều, có lúc lên đến trên 14,000 VND/USD. Đây chính là hậu quả của tình trạng găm giữ ngoại tệ do lo ngại về khả năng khủng hoảng của VND. Đứng trước tình hình này, đầu năm 1998, NHNN đã hai lần chủ động điều chỉnh tỷ giá:
- Lần thứ nhất, ngày 16.02.1998, NHNN quyết định nâng tỷ giá chính thức từ 11.175 VND/USD lên 11,800 VND/USD tức là phá giá 5.3% đưa tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng lên 12,980 VND/USD, làm tỷ giá giao dịch của NHTM xấp xỉ với giá trên thị trường tự do. Điều cần lưu ý là do tỷ giá chính thức được cơng bố ln thấp hơn tỷ giá trên thị trường nên cứ mỗi lần thay đổi biên độ là lập tức tỷ giá thị trường tăng lên theo mức tối đa = tỷ giá chính thức + biên độ x%.
- Lần thứ hai, ngày 07.08.1998, NHNN thay đổi biên độ từ 10% xuống 7% đồng thời cơng bố tỷ giá chính thức từ 11,816 VND lên 12,998 VND/USD, tức là phá giá VND 9.1% theo đó tỷ giá thị trường ngân hàng từ 12,998 VND lên 13,908VND/USD. Trong thời gian này, NHNN thường xuyên thay đổi tỷ giá chính thức với tỷ lệ nhỏ nhưng nhìn chung là ổn định.
Cùng thời gian này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17.08.1998 về quản lý ngoại hối, theo đó tỷ giá của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Hằng ngày, NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa VND với USD qua các phương tiện thông tin đại chúng. Căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, NHNN qui định biên độ dao động so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, để các ngân hàng được phép xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán giữa VND với USD.
Như vậy, đặc trưng cơ bản nhất trong cách thức điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian này là việc sử dụng tỷ giá chính thức và biên độ dao động.Cách làm
này đã tạo điều kiện cho NHNN dễ dàng kiểm soát, điều tiết thị trường ngoại tệ.Biên độ dao động là một công cụ tỏ ra khá hữu hiệu trong suốt thời gian qua, nhờ vậy mà tỷ giá USD/VND đã đạt đến một sự ổn định tương đối.
2.1.2 Giai đoạn 2000 – 2007: Giai đoạn cố định tỷ giá. Tỷ giá được ấn định và điều chỉnh gần như cố định để kiềm chế lạm phá, ổn định định và điều chỉnh gần như cố định để kiềm chế lạm phá, ổn định thị trường tiền tệ và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
Bước sang năm 1999, NHNN đã thực hiện một bước đổi mới cơ bản về điều hành tỷ giá , từ quản lý có tính chất hành chính sang điều hành theo hướng thị trường có sự quản lý của nhà nước thông qua việc công bố hai quyết định mới về tỷ giá là Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 về việc cơng bố tỷ giá hối đối của đồng VN với các ngoại tệ và Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 về việc qui định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Theo đó, một cơ chế điều hành tỷ giá mới được hình thành ở Việt Nam: thay cho việc cơng bố tỷ giá chính thức, hàng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VND so với USD. Căn cứ vào tỷ giá này, tổng giám đốc, giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ theo nguyên tắc: đối với USD, tối đa không được vượt quá 0.1% so với giá NHNN công bố của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Cịn đối với các ngoại tệ khác, tỷ giá sẽ do tổng giám đốc, giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định. Như vậy, với cơ chế điều hành mới, tỷ giá VND được hình thành trên cơ sở giao dịch trên thị trường và phản ánh tương đối khách quan sức mua của đồng Việt Nam so với ngoại tệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được vai trị kiểm sốt của Nhà nước.
Bên cạnh đó, biên độ quy định tỷ giá các NHTM được phép giao dịch cũng không ngừng được đổi mới. Nếu như trong thời gian đầu 1999-2000, khi mới thực hiện cơ chế này, NHNN còn qui định quá chi tiết các mức biên độ và biên độ quá hẹp, được coi là vẫn can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của các NHTM, thì về sau cũng dần dần được chỉnh sửa theo hướng nới rộng hơn. Trong năm 2001, cơ chế điều hành tỷ giá mặc dù vẫn thực hiện theo nguyên tắc giá trung bình thị trường cộng thêm biên độ x% như đã quyết định từ tháng 2/2000, nhưng các can thiệp kỹ thuật của
NHNN đã được giảm thiểu, vì vậy tỷ giá vận động khá linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Điều này cho phép giảm thiểu sức ép phá giá VND so với ngoại tệ.
Trong giai đoạn 7/2002, NHNN qui định 5 kỳ hạn với biên độ tiếp tục được nới rộng: tăng lên +/-0.25% so với mức +/-0.1% trước đó đối với nghiệp vụ giao ngay, lên +/-0.5% so với mức +/-0.4% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn 30 ngày, lên +/-2.5% so với mức 2.35% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn trên 90 ngày... Việc điều chỉnh tăng này đáp ứng được yêu cầu của các NHTM cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ với các ngân hàng khơng bị gị bó trong khn khổ chật hẹp trước đây.
Năm 2003, tỷ giá VND/USD ở nước ta khá ổn định, mặc dù USD mất giá mạnh so với các ngoại tệ chủ chốt khác và có diễn biến phức tạp trên thị trường ngoại hối quốc tế. Tại thị trường ngoại hối Việt Nam, USD giảm giá nhẹ vào tháng 02/2003 (khoảng 0.05% so với tháng 01/2003) nhưng sau đó tăng giá trở lại. Đầu tháng 12/2003, tỷ giá biến động cao do tin đồn thất thiệt về việc NHNN phát hành 5 loại tiền mới ra lưu thơng. Trên thị trường tự do có lúc đạt 16.000 VND/USD, sau đó lại giảm xuống. Tính bình qn cả năm 2003 tỷ giá chỉ tăng 1.7%.
Trong năm 2004, tỷ giá tương đối ổn định. Xét riêng trong 9 tháng đầu năm 2004, tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá giao dịch USD/VND của các NHTM và tỷ giá mua bán USD trên thị trường tự do chỉ tăng khoảng 100-110 VND/USD, tương đương 0.69-0.7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 0.99% của cùng kỳ năm ngoái. Với mục tiêu bám sát cung - cầu ngoại tệ trên thị trường và biến động tỷ giá giữa các ngoại tệ chủ chốt trên thị trường quốc tế, đồng thời hạn chế bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự biến động về giá trên thế giới và trong nước, công tác điều hành tỷ giá trong 9 tháng đầu năm 2004 đã được NHNN tiến hành thận trọng, linh hoạt, do đó về cơ bản đã duy trì được sự cân bằng về cung - cầu ngoại tệ. Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2004, tỷ giá mua bán USD/VND của các NHTM dao động quanh mức 15,750 – 15,760 VND/USD, tỷ giá mua bán USD/VND trên thị trường tự do dao động quanh mức 15,750 – 15,770 VND/USD. Như vậy, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do đã thu hẹp đến mức hầu như không đáng kể (khoảng 10 VND/USD).
Trong năm 2005, việc điều hành tỷ giá USD/VND đã đạt được sự ổn định tương đối, cả năm chỉ tăng 0.86%, không tạo ra những bất lợi cho sự phát triển kinh