Dự báo nhu cầu về dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh công ty damco việt nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu (Trang 86 - 88)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Dự báo nhu cầu về dịch vụ logistics

Quy mô thị trường dịch vụ logistics nhỏ (khoảng 2-4% GDP) nhưng tốc độ tăng trưởng cao (20-25% năm). Kim ngạch xuất nhập khẩu và ngành bán lẻ (đây cũng là ngành tiềm năng) có mức tăng trưởng khá cao. Khối lượng hàng hóa qua cảng biển dự kiến tăng như sau: năm 2015 dự kiến 500 - 600 triệu tấn, năm 2020 dự kiến 900 – 1.100 triệu tấn, năm 2030 dự kiến 1.600 – 2.100 triệu tấn).

Các chuyên gia dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi hoàn toàn vào khoảng những năm 2014 – 2015. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đặt ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP đạt 7– 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh gấp 2,2 lần so với năm 2010.Với triển vọng như vậy, kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các lĩnh vực sản xuất, thương mại, trong đó có dịch vụ logistics của Việt Nam. Với dân số đông (dự báo sẽ đạt khoảng 100 triệu dân vào năm 2020), thu nhập người dân tăng cao (dự báo GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3000 – 3500 USD vào năm 2020), ngành bán lẻ được dự đoán đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số sẽ làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ logistics của nền kinh tế. Dự báo tăng trưởng xuất nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2020 rất khả quan. Trong năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 153 tỉ USD, dự báo đến năm 2020 đạt khoảng 282 tỉ USD. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển các dịch vụ logistics phục vụ cho nền kinh tế đất nước, đặc biệt cho hoạt động xuất nhập khẩu rất lớn.

Ba năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều thách thức do hậu quả của khủng hoảng tài chính tồn cầu và đang phải đối mặt với những khó khăn của cuộc khủng hoảng nợ cơng trầm trọng, tuy nhiên triển vọng thương mại toàn cầu vẫn được dự báo là sáng sủa trong thời gian tới. Theo dự báo của WB và IMF, khối lượng buôn bán toàn cầu giai đoạn 2011 – 2020 vẫn tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 7%. Việt Nam nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là khu vực phát triển kinh tế và trao đổi thương mại năng động nhất toàn cầu, lại là

nền kinh tế hướng ngoại với hoạt động trao đổi ngoại thương gấp 1,5 lần GDP, trong xu thế chung của thương mại toàn cầu, thương mại Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo đó là nhu cầu về dịch vụ logistics phục vụ hoạt động trao đổi thương mại.

Với trên 80% lượng hàng hố được lưu chuyển bằng đường sơng và đường biển, vận tải đường thủy là lĩnh vực kinh doanh có nhiều cơ hội ở Việt Nam. Trong những năm qua, sự phát triển trong hoạt động thương mại chủ yếu được thực hiện thông qua con đường này. Với sự phát triển công nghiệp và thương mại định hướng xuất khẩu như hiện nay, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường vận tải hàng hoá trong 5 – 10 năm nữa là một tương lai có thể thấy trước ở Việt Nam.

Bảng 3.1: Tốc dộ tăng trưởng thị trường 3PL Việt Nam năm 2007-2011

Năm Trị giá (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng

2007 1.4

2008 1.77 26.4%

2009 2.17 22.4%

2010 2.56 18.3%

2011 3.2 24.7%

Tốc độ tăng trưởng trung bình 22.95%

Nguồn: www.wss.com.vn

Mặc dù quy mô tương đối nhỏ so với các nước Châu Á – Thái Bình Dương, nhưng cùng với sự phát triển của thị trường logistics nói chung, dịch vụ 3PL của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20% - 25% trong vòng 05 năm tới.

Dù bị ràng buộc vào những khó khăn, nhưng Logistics năm 2012 vẫn đạt được những con số khá ấn tượng: Tổng sản lượng hàng hóa hàng khơng năm 2012

qua các cảng khoảng 7,8 triệu tấn, tăng khoảng 8% so với năm 2011. Sự tăng trưởng của 2 ngành này luôn ở mức phát triển theo thị trường xuất khẩu. Năm 2012 xuất khẩu đạt 115 tỉ USD, nhập khẩu 100 tỉ USD – giá trị xuất khẩu tăng mạnh so với năm trước.

Hình 3.1: Dự đốn sản lượng vận chuyển theo từng giai đoạn

Nguồn: Đại sứ quán Đan Mạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh công ty damco việt nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)