Các dịch vụ chào bán của Damco

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh công ty damco việt nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu (Trang 45 - 50)

Air freight

Ocean freight Landside services

Về khách hàng, công ty Damco hiện đang chào bán dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Năm 2013, hai mươi khách hàng lớn nhất của công ty chiếm hơn 78% khối lượng hàng và hơn 87% doanh thu.

Bảng 2.3: 20 khách hàng lớn nhất của Damco Việt Nam năm 2012

TOP 20 client Volume (cbm3) Rev (doanh thu) CM1 (USD) (DT-chi phí biến đổi) NIKE 626,830 14,800,626 3,889,117 Adidas Group 565,478 11,281,838 4,170,086 Williams Sonoma 323,676 2,401,343 636,024 Target Corporation 297,525 3,429,088 1,506,084 FBI Companies 34,989 248,393 76,760 Puma 151,624 2,614,812 951,366

Phillips van Heusen 69,286 1,092,227 385,288 Macy’s Merchandising

Group 74,803 822,143 205,357

Marks and Spencer 40,546 419,285 136,134 Abercrombie & Fitch 59,109 887,877 266,320 WOLVERINE WORLD WIDE 19,819 663,843 239,373 THE CHILDRENS' PLACE 32,580 597,201 228,474 HENNES & MAURITZ

(H&M) 26,077 1,208,991 435,353 VF EUROPE 60,286 610,960 279,187 JONES APPAREL 68,933 658,107 200,713 ALSHAYA 7,937 143,078 78,694 MANGO 23,091 188,083 93,208 LIZ CLAIBORNE 1,883 58,721 18,069 OVERLAND SHOES LTD 1,292 61,666 33,212 CITY FURNITURE 16,858 124,586 44,094 Total Top 20 2,502,623 42,312,867 13,872,913 The rest 693,210 5,942,947 2,641,609 Grand total 3,195,833 48,255,814 16,514,522

Nguồn : Tài liệu nội bộ

Việt Nam. Hiện nay công ty đang tổ chức thành 2 nhóm bộ phận chính, gồm bộ phận hoạt động kinh doanh và bộ phận hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, vừa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa giảm được chi phí. Công ty hiện đang cung cấp các giải pháp dịch vụ logistics cho các khách hàng có đầu tư và hoạt động tại Việt Nam.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Damco Việt Nam 2.2.1. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của 2.2.1. Phân tích các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của

công ty

2.2.1.1. Yếu tố kinh tế Việt Nam

Kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của nước ta sau 6 năm gia nhập WTO đã tăng lên 1,99 lần (năm 2007 là 109,21 tỷ USD và năm 2012 là 217,47 tỷ USD), thị trường bán lẻ trong nước tăng bình quân 20-25%/năm, và kết quả, ngành dịch vụ logistics cũng tăng trưởng tương ứng 20-25% hàng năm trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho biết, xuất khẩu nông, lâm và thủy sản Việt Nam năm 2012 đạt 27,54 tỉ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, GDP năm 2012 cả nước đạt khoảng 136 tỉ USD, trong đó tổng thu ngân sách bằng 29,5% GDP tức 40,2 tỉ USD.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã xếp Việt Nam đứng thứ 53/155 về chỉ số năng lực ngành logistics (LPI) và xếp thứ 5 trong ASEAN, qua mặt Indonesia về LPI – Logistics Performance Index (Indonesia thứ 59). Tiêu chí này dựa trên 6 yếu tố gồm: thủ tục, quy trình thơng quan; mức độ đơn giản, thuận lợi hóa thương mại logistics; giá cước phí; năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ; khả năng xử lý, tìm kiếm và truy xuất hàng hóa; thời gian giao hàng.

Đối với cộng đồng các doanh nghiệp trong ASEAN, ngành logistics Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ. Năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam được bầu chọn làm chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN. Đây cũng là sự

đánh giá cao cho hoạt động giao nhận vận tải và logistics của nước ta trong mắt bạn bè quốc tế.

Như vậy, với chi phí logistics chiếm 25% GDP, thì năm 2012 chi phí logistics ở nước ta khoảng 34 tỉ USD, nhiều hơn kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2012 là 6,5 tỉ USD và ít hơn 8,2 tỉ USD so với tổng thu ngân sách năm 2012. Trong một báo cáo từ phía Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logstics Việt Nam thì đa số thị phần logistics ở Việt Nam thuộc về các tập đoàn kinh tế nước ngoài. Nghĩa là sẽ có khoảng 70% trong tổng số chi phí logistics năm 2012 (34 tỉ USD) thuộc về các tập đoàn logitics nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, tương đương 23,8 tỉ USD. Như vậy, số tập đoàn logistics thế giới đang hoạt động tại Việt Nam đã có doanh thu gần bằng tổng thu ngân sách của nhà nước ta năm 2012 (23,8 tỉ USD/40,2 tỉ USD). Sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam đã tăng từ 181 triệu tấn vào năm 2007 lên gần 300 triệu tấn vào năm 2012. Lượng container cũng tăng trong giai đoạn này khoảng 1,59 lần. Hiện tại đã có trên 60 hãng tàu biển, 51 hãng hàng khơng có tên tuổi quốc tế đang khai thác các tuyến vận tải kết nối Việt Nam với toàn cầu (nguồn http://www.dddn.com.vn).

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu phân theo nước, khối nước và vùng lãnh thổ chủ yếu sơ bộ năm 2012

Khối nước, nước Xuất khẩu

EU 20,302,820

ASEAN 17,312,112

Một số nước khác 73,179,674

Khối nước, nước Nhập khẩu

EU 8,791,339

ASEAN 20,758,231

Một số nước khác 82,090,707

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh công ty damco việt nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)