1.2 Một số bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn
1.2.2.2 Nghiên cứu của Jean J.Chen (2003)
Jean J.Chen (2003) với đề tài nghiên cứu: các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn các công ty niêm yết của Trung quốc. Bài viết này phát triển một nghiên cứu sơ bộ để khám phá những yếu tố quyết định cơ cấu vốn của các công ty niêm yết của Trung quốc. Nhiều ngƣời cho rằng một số lý thuyết về cấu trúc vốn hiện đại ở các nƣớc phát triển đã di động đến Trung quốc và một số yếu tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp phƣơng tây cũng có liên quan đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp Trung quốc.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Jean J. Chen đã chỉ ra rằng: không phải lý thuyết đánh đổi và cũng không phải lý thuyết trật tự phân hạng cung cấp lời giải thích thuyết phục cho việc lựa chọn cơ cấu vốn ở các doanh nghiệp Trung quốc. Các quyết định lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty Trung Quốc dƣờng nhƣ tuân theo một trật tự mới: lợi nhuận giữ lại, vốn cổ phần, cuối cùng là nợ dài hạn. Nguyên nhân là do các giả định thể chế cơ bản làm cơ sở cho các mơ hình phƣơng tây khơng hợp lệ ở Trung quốc. Các khác biệt về thể chế quan trọng nhƣ hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp và các ngân hàng, thị trƣờng chứng khoán, các hạn chế tài chính trong lĩnh vực ngân hàng là những yếu tố ảnh hƣởng quyết định đến việc lựa chọn sử dụng nguồn vốn của các công ty Trung quốc. Trung quốc vẫn cịn giữ một số tính năng của nền kinh tế kế hoạch tập trung. Nhà nƣớc vẫn là các bên liên quan chủ yếu của doanh nghiệp và nắm sở hữu phần lớn các ngân hàng.
Tác giả cũng đã điểm qua một số nét cơ bản trong môi trƣờng thể chế của Trung quốc đƣợc cho là có ảnh hƣởng đáng kể lên quyết định cơ cấu vốn của các công ty Trung quốc. Hai sàn giao dịch chứng khốn của Trung quốc đó là sàn giao dịch chứng khốn Thƣợng hải (SHSE) và sàn giao dịch chứng khoán Thâm quyến (SZSE) bắt đầu xuất hiện vào đầu những năm 1990 đánh dấu bƣớc phát triển trong thị trƣờng vốn của Trung quốc. Ở Trung quốc, cổ phiếu đƣợc phân loại thành loại A, áp dụng cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và cổ phiếu loại B cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Cổ phiếu loại A bao gồm các cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nƣớc do chính quyền trung ƣơng hoặc địa phƣơng nắm giữ, cổ phiếu hợp pháp của các cá nhân đƣợc các tổ chức nhà nƣớc nắm giữ hoặc cổ phiếu có thể chuyển nhƣợng đƣợc do các nhà đầu tƣ riêng lẻ nắm giữ. Cổ phiếu nhà nƣớc và cổ phiếu của các cá nhân do nhà nƣớc nắm giữ chiếm đến hai phần ba tổng số cổ phiếu đƣợc phát hành và chúng không đƣợc giao dịch trên thị trƣờng chứng khốn. Cổ phiếu có thể chuyển nhƣợng đƣợc do các nhà đầu tƣ riêng lẻ nắm giữ là cổ phiếu loại A duy nhất có thể giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán. Các quy định
về phát hành cổ phần mới sau khi sau khi ra công chúng lần đầu tiên (IPO) cũng rất ấn tƣợng. Trƣớc năm 1998, tất cả các phát hành mới sau khi IPO đƣợc thực hiện thông qua việc phân bổ lại cho cổ đông hiện hữu theo mức giá thấp hơn giá thị trƣờng. Số lƣợng cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu đƣợc giới hạn tối đa là 30% vốn cổ phần hiện có của cơng ty mỗi năm một lần. Để nộp đơn xin phát hành cổ phiếu mới, một công ty phải đảm bảo rằng lợi nhuận hàng năm trên tài sản ròng (ROA) trong 3 năm vừa qua phải vƣợt mức trung bình 10%. Để nộp đơn xin phát hành cổ phiếu mới, một công ty phải đảm bảo rằng lợi nhuận hàng năm trên tài sản ròng (ROA) trong 3 năm vừa qua phải vƣợt mức trung bình 10%. Từ năm 2001, hạn chế phần nào đã đƣợc cỡi bỏ. Một cơng ty có thể phát hành cổ phiếu mới khơng chỉ bằng phân bổ cổ phần cho cổ đơng hiện hữu mà cịn đƣa ra cơng chúng trên thị trƣờng chứng khốn nếu tổng ROA trong 3 năm qua vƣợt quá 30%, trong đó trung bình 1 năm trong 3 năm trên không thấp hơn 6%. Mức trần của số lƣợng cổ phiếu mới phát hành đƣợc hủy bỏ. Trong khi thị trƣờng chứng khoán phát triển mạnh mẽ nhƣ vậy thì lĩnh vực tài chính ngân hàng bị nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ. Độc quyền nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính đã cản trở sự phát triển thị trƣờng vốn của Trung quốc và sự phát triển của các tổ chức tài chính phi nhà nƣớc đặc biệt trên thị trƣờng trái phiếu. Nợ vay dài hạn đƣợc cung cấp bởi hệ thống ngân hàng đƣợc nhà nƣớc kiểm sốt chặt chẽ. Khn khổ pháp lý và thể chế của Trung quốc còn chƣa trƣởng thành và đầy đủ. Trong thủ tục phá sản, quá nhiều quyền thuộc về cổ đơng và các cơ quan chính phủ, trong khi quyền lợi của chủ nợ đƣợc pháp luật quy định không rõ ràng. Chủ nợ không đƣợc đƣa ra bất kỳ quyền kiểm soát nào trong thủ tục giải thể. Tất cả các yếu tố đó đã làm trật tự tài trợ cho cấu trúc vốn của doanh nghiệp Trung quốc có những khác biệt so với các nƣớc phƣơng tây. Yếu tố thuộc về cấu trúc thể chế và hạn chế tài chính quyết định cấu trúc vốn của các công ty Trung quốc hơn các nhân tố kinh tế khác.
Tuy vậy, một số các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn cấu trúc vốn của các nƣớc phƣơng tây cũng xảy ra tƣơng tự ở Trung quốc nhƣ lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng, tài sản thế chấp, tấm chắn thuế không phải từ nợ.