Tình hình mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng việt nam (Trang 26 - 31)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Tình hình mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

Vào năm 1997, dịch vụ Internet chính thức được cung cấp tại Việt Nam. Sau 15 năm phát triển, dịch vụ Internet luôn đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cụ thể, từ năm 1997 - 2003, Việt Nam mới chỉ khoảng 1,8 triệu người sử dụng Internet (khoảng 4% dân số lúc bấy giờ). Tuy nhiên, với thời kỳ Internet băng rộng hữu tuyến, đánh dấu bằng sự ra đời của dịch vụ Internet ADSL (tháng 5/2003), số lượng người sử dụng Internet đã có sự tăng đột biến (Mạnh Chung, 2012).

Hình 2.4: Biểu đồ tăng trƣởng số ngƣời sử dụng Internet tại Việt Nam

(Cục Thượng mại điện tử và Công nghệ thông tin, trang 26).

Hình 2.5: Biểu đồ tỷ lệ số ngƣời sử dụng Internet tại Việt Nam

Từ năm 2003 đến nay, tỷ lệ và số lượng người dùng Internet đã tăng gấp 10 lần, từ gần 3,1 triệu người dùng Internet (2003) lên hơn 31,1 triệu người dùng vào tháng 9/2012, chiếm tỷ lệ 35,49% dân số. Số lượng thuê bao Internet băng rộng đạt trên 4 triệu thuê bao.

Bên cạnh đó, sự ra đời của dịch vụ truy cập Internet qua mạng 3G (tháng 10/2009) cũng đã đánh dấu thời kỳ phát triển của Internet băng rộng vô tuyến, số lượng người dùng sau 3 năm (tính đến tháng 7/2012) đã lên tới hơn 16 triệu người sử dụng (18% dân số Việt Nam).

Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), so với các quốc gia khác, Việt Nam là nước có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới (Mạnh Chung, 2012).

2.3.2. Sự phát triển mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

Bán lẻ trực tuyến đã hình thành ở Việt Nam từ một thập kỷ trước, nhưng năm 2013 đã chứng kiến sự bùng nổ của lĩnh vực kinh doanh này. Nếu như năm 2012 khi nhắc tới thương mại điện tử người ta thường liên tưởng tới mơ hình bán hàng theo nhóm hay thậm chí là mơ hình kinh doanh đa cấp khơng lành mạnh thì năm 2013 thương mại điện tử Việt Nam đã chứng kiến một làn sóng mới.

Ngay từ cuối năm 2010, nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam đã nhảy vào kinh doanh lĩnh vực bán hàng theo nhóm. MJ Group triển khai Nhommua.com, Vinabook với Hotdeal, VCCorp đầu tư vào Muachung.vn, Vật Giá khai trương Cucre.vn,… Những công ty này đã thực sự đem lại luồng gió mới cho thương mại điện tử Việt Nam, giúp thị trường này bước sang một giai đoạn mới và phổ cập thương mại điện tử tới người tiêu dùng. Cùng với sự phổ biến của mua vé máy bay điện tử và du lịch trực tuyến, rất nhiều người Việt Nam đã thích thú với việc mua sắm trực tuyến.

Nắm bắt thị hiếu của khách hàng và tiềm năng kinh doanh to lớn của mơ hình bán hàng theo nhóm, tới cuối năm 2012 đã có tới 100 Website lớn nhỏ kinh doanh trực tuyến theo mơ hình này. Mặc dù có sự cố xảy ra với các khách hàng của Nhommua.com cuối năm 2012 và sự mất tín nhiệm của một số Website có chất lượng dịch vụ khơng tốt nhưng thị trường bán hàng theo nhóm đã dần đi vào chiều sâu và vẫn tiếp tục được nhiều khách hàng quan tâm.

Theo kết quả điều tra của Cimigo (2012), hoạt động trực tuyến thường xuyên nhất của người dân Việt Nam khi truy cập Internet là thu thập thông tin như đọc tin tức (95%) và sử dụng các trang web tìm kiếm (94%). Các hoạt động giải trí trực tuyến cũng chiếm tỷ lệ khá cao như nghe nhạc, xem phim, truy cập trang mạng xã hội và diễn đàn. Mua sắm/đấu giá trực tuyến chiếm tỉ lệ 35%.

Hình 2.6: Hoạt động trực tuyến của ngƣời dân Việt Nam khi truy cập Internet qua các thiết bị kết nối khác nhau (Cục Thượng mại điện tử và Công nghệ thông

Theo báo cáo của Visa (2012), cho thấy kết quả tăng trưởng của thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam vô cùng lạc quan, đó là tỉ lệ người truy cập Internet tham gia mua sắm đạt mức 71% với doanh số bán lẻ ước tính 667 triệu USD trong năm 2012 và dự đoán sẽ ở mức trên 1.3 tỷ USD vào năm 2015.

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam đã có hơn 100 Website đang kinh doanh bán lẻ trực tuyến. Trong đó, chodientu.vn chiếm thị phần doanh thu cao nhất lên đến 35% tại thị trường Việt Nam vào năm 2012. Tiếp theo là nhommua.com và muachung.vn lần lượt chiếm 15% và 12% thị phần doanh thu.

Bảng 2.1: Thị phần doanh thu của 10 website kinh doanh bán lẻ trực tuyến hàng đầu năm 2012 (Cục Thượng mại điện tử và Công nghệ thông tin, trang 70).

Sản phẩm bán lẻ trực tuyến ngày càng được các doanh nghiệp mở rộng, phong phú và đa dạng hơn nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Chúng thuộc các nhóm sản phẩm sau:

- Thời trang và trang sức. - Sức khỏe và làm đẹp. - Điện tử và điện máy. - Gia đình và trẻ em. - Giải trí và sở thích. - Ơ tơ và xe máy. - Khác. STT Website Thị phần STT Website Thị phần 1 chodientu.vn 35% 6 123mua.vn 6% 2 nhommua.com 15% 7 5giay.vn 4% 3 muachung.vn 12% 8 muare.vn 3% 4 enbac.com 10% 9 rongbay.com 2% 5 solo.vn 10% 10 az24.vn 1%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)