Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 30 - 31)

6. Bố cục của luận văn

1.3. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP

1.3.2.2. Các nhân tố khách quan

Ngoài những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng xuất phát từ chính bản thân ngân hàng thì cịn những nhân tố khác nằm bên ngồi khả năng kiểm sốt của ngân hàng nhưsau:

Mơi trường vềkinh tế, chính trịvà xã hội trong và ngồi nước:

Ngân hàng thương mại là một tổchức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế, chính trịvà xã hộiổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao vàổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mởrộng hoạt động sản xuất, kinh doanh do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các ngân hàng thương mại dễdàng mởrộng hoạt động tín dụng của mìnhđồng thời khả năng nợxấu có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp cũng được nâng cao.

Ngược lại, khi mơi trường kinh tế, chính trịvà xã hội trởnên bấtổn thì lại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại như nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Ngồi ra, với q trình hội nhập kinh tế quốc ngày càng sâu rộng, thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới mà nhất là các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quảhoạt động của các ngân hàng thương mại.

Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủcủa hệthống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Thực tiễn cho thấy sự phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giới đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế. Khác với các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển, khi mà họ có một hệ thống luật khá đầy đủ thì ởViệt Nam do mới chuyển đổi nền kinh tếtừ cơ chếkếhoạch hóa sang vận hành theo nền kinh tếthị trường nên hệthống luật còn thiếu và chưa đầy đủvà đây cũng thực sựlà một trở ngại đối với hoạt động của các NHTM. Bởi các hoạt động của NHTMCP đều có liên quan đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Và khi hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng,đư ợc bổ sung kịp thời và đồng bộ sẽgiúp ngân hàng chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và an tâm rằng mìnhđã thực hiện đúng luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)