Một số kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 89 - 93)

6. Bố cục của luận văn

4.1. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

4.1.1. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

So với cácNgân hàng thương mại của các nước có nền kinh tế phát triển thì cơng tác quản trị và điều hành của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam còn thua kém, do đó các Ngân hàng thương mại cổ phần cần nâng cao công tác quản trị và điều hànhởtất cả các khâu như: tổchức, nhân sự, quản trịtài sản và nợ, quản trị rủi ro thanh khoản,…nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của các ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn. Để làm được điều đó, vai trị của các nhà điều hành và quản lý của các Ngân hàng thương mại cổ phần là hết sức quan trọng. Vì vậy, dựa trên kết quảnghiên cứu tác giảcó một số đềxuất như sau:

- Thứ nhất, các Ngân hàng thương mại cổ phần phải quy định một cách rõ ràng, minh bạch trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị ngay từ đầu trong việc xây dựng hợp đồng lao độngvà điều lệ ngân hàng. Trong đó, phảiquy định rõ trách nhiệm, vai trò của các thành viên và đánh giá được một cách đầy đủ chất lượng công việc, gắn với hiệu quảhoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại cổphần cũng phải xây dựng cơchế để đánh giá chínhxác được những thành viên hồn thành tốt nhiệm vụ, chỉ ra những người vô trách nhiệm, kém năng lực, tư lợi để có cơ sởcho việc đãi ngộvà xửphạt.

- Thứhai, cần có những quy định liên quan đến tiêu chuẩn vềphẩm chất và năng lực đối với các thành viên của Hội đồng quản trị, đặc biệt là thành viên Hội

đồng quản trị độc lập trong các quy định của pháp luật, cũng như trong điều lệ của mỗi ngân hàng. Theo các thông lệ tốt, các thành viên Hội đồng quản trị cần có những phẩm chất và năng lực sau:

+ Nhận được sự tin tưởng của các cổ đông (phản ánh qua việc các cổ đơng biểu quyết ủng hộ những thành viên đó), các thành viên khác trong hội đồng quản trị, các cán bộquản lý và nhân viên của ngân hàng.

+ Có khả năng cân bằng lợi ích của tất cả các bên có quyền lợi liên quan và đưa ra những quyết định hợp lý.

+ Có kinh nghiệm chuyên mơn và trình độ học vấn cần thiết để hoạt động một cách có hiệu quả.

+ Có khả năng biến kiến thức và kinh nghiệm thành các giải pháp thực tiễn. Ngoài ra, khi bổnhiệm thành viên Hội đồng quản trịcần kiểm tra lý lịch của cácứng viên để xem có những sai phạm lớn trong cơng tác quản lý điều hành trước kia và có tiền án tiền sự hay không, đồng thời xem liệu cácứng viên đó có đáp ứng được những yêu cầu trong Luật TCTD, quy chế quản trị công ty và điều lệ ngân hàng hay không.

Trên cơ sở đó mới có thể đánh giá đúng vai trò của từng thành viên, tránh được những rủi ro về đạo đức của thành viên Hội đồng quản trị khi họ muốn che giấu thông tin về mình. Từ đó, giúp cho các ngân hàng sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, giảm thiểu vấn đề “người đi xe miễn phí”, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổphần.

- Thứ ba, đạo đức kinh doanh là vấn đề cần được quan tâm hơn cả ngay từ bây giờ, không chỉ trong lĩnh vực liên quan đến vấn đề đại diện mà trong mọi khía cạnh, mọi hoạt động kinh tế. Vì vậy, cần có tiêu chuẩn về chuẩn mực đạo đức đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm sốt.

- Thứ tư, cần nâng cao vai trị của thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị,

quan điểm của mình trong trường hợp những quyết định của Hội đồng quản trị gây bất lợi cho các cổ đông nhỏlẻhoặc phục vụcho lợi ích nhóm.

- Thứ năm, cần có chế độ đào tạo, cửtham gia hội thảo, tập huấn các khoá học về quản trị công ty cho các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát nhằm nâng cao năng lực, đạo đức nghềnghiệp để đáp ứng với sựtiến bộ và xu hướng phát triển của thếgiới.

- Thứ sáu, cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho những thành viên Hội đồng quản trị khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ như: trả lương xứng đáng, bổ sung tiền thưởng chia sẻ từlợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc, cho sởhữu cổphiếu hoặc phương pháp cụthể quy định trong hợp đồng để đền đáp vềmặt tài chính cho các thành viên theo tỷlệhọ đã mang lại lợi ích cho cổ đơng. Bên cạnh những đãi ngộ về tài chính, cần phải có chính sách thăng chức, đề bạt những người hoàn thành tốt nhiệm vụ vào những vịtrí có trách nhiệm cao hơn. Như vậy sẽ hạn chế tình trạng tham nhũng, tư lợi cá nhân của các thành viên Hội đồng quản trị, khả năng câu kết với các giám đốc điều hành đểtrục lợi.

- Thứ bảy, cần có chế độ xử phạt minh bạch, nghiêm minh, loại bỏ được những người khơng có năng lực, đạo đức và hành vi yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ.

4.1.2. Một số kiến nghị nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCPViệt Nam: Việt Nam:

Theo kết quả nghiên cứu quy mô của các Ngân hàng thương mại cổ phần được đo lường thông qua giá trịtổng tài sản có mối tương quan dương với ROE. Do đó, việc NHNN ban hành quy định vềmức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng về cơ bản là phù hợp với xu thế phát triển, nhằm tăng cường sức mạnh tài chính cho các ngân hàng chuẩn bịcho việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi. Vì vậy, các ngân hàng cần chủ động nâng cao năng lực tài chính của mình trên một số phương diện chính như: vốn tựcó, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời. Cụthể:

- CácNgân hàng thương mại cổphần, nhất là các ngân hàng vừa và nhỏphải từng bước gia tăng vốn điều lệ, xây dựng lộtrình tăng vốn điều lệphù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam cũng như nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tếquốc tếvới các nước trong khu vực và thếgiới.

- Đảm bảo quy mô tổng tài sản tăng đồng thời với chất tài sản, tránh tình trạng “độc canh” tín dụng, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản mànên đa dạng hoá các danh mục cho vay, đầu tư và kinh doanh. Quản lý chất lượng tín dụng tốt, đảm bảo an toàn thanh khoản, trích lập đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro nhằm minh bạch hố tình hình tài chính và tài sản có rủi ro, khi cho vay hoặc đầu tư mới phải thực hiện đúng quy trình và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng cho vay dưới chuẩn.

-Các thông tin đầu tưcủa ngân hàng cần phải được cơng khai, minh bạch để q trình minh bạch hoá cấu trúc sở hữu của mỗi ngân hàng ngày càng góp phần làm giảm nguy cơsởhữu chéo, tránh được lợi ích nhóm làm tổn hại đến lợi ích cổ đơng nhỏlẻ.

4.1.3. Một số kiến nghị nâng cao năng lực quản trị nội bộ của các Ngân

hàng thươngmại cổ phầnViệt Nam

Song song với việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, thì những yếu tố khác trong năng lực quản trị nội bộ của ngân hàng cũng là những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng. Không giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác, lĩnh vực tài chính ngân hàng ln đối mặt với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, quản trị ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro nói riêng ln cần được quan tâm đúng mức.

Việc quản trị rủi ro cần dựa trên một số nguyên tắc sau: nguyên tắc chấp nhận rủi ro; nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép; nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt; nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính; nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nguyên tắc hợp lý về thời gian và phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng …

Để thực hiện tốt những nguyên tắc này, ngoài việc quản lý tốt tài sản nợ - tài sản có theo nguyên tắc của Ủy ban Basel, các Ngân hàng thương mại cổ phần cần phải xây dựng văn hoá quản trị lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quản trị rủi ro, cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ trên cơ sở áp dụng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, để phát hiện những tiềm ẩn rủi ro, có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Hơn nữa, để đáp ứng được yêu cầu hội nhập, hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cần chú trọng áp dụng mô thức quản trị doanh nghiệp hiện đại theo thông lệ quốc tế, hướng tới sự phát triển bền vững của cả hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 89 - 93)