Quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 36 - 39)

6. Bố cục của luận văn

1.5. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa quy mô, thành

1.5.1. Quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động

Những khẳng định lý thuyếtđãđư ợc kiểm định vềmặt thực nghiệm và một mối quan hệ âm giữa quy mô hội đồng quản trịvà hiệu quả được trình bày bởi các nghiên cứu sau:

- Yermarck (1996) tiến hành nghiên cứu của mình trên 452 công ty công nghiệp Hoa Kỳ giữa năm 1984 và năm 1991, nhất quán phát hiện ra một mối quan

hệ nghịch biến giữa quy mô HĐQT và giá trị doanh nghiệp khi thực hiện hồi qui bằng cách sử dụng nhiều mơ hình như: tác động cố định, tác động ngẫu nhiên và ước lượng OLS. Thậm chí khi giá trịdoanh nghiệp đặc trưng bằng Tobin’s Q được thay bằng các biến đại diện khác như tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ROS và doanh thu/tài sản, mối quan hệâm vẫn tiếp tục. Tác giả cũng khẳng định rằng phần giá trị bị mất xảy ra nhiều hơn khi kích thước của cơng ty ngày càng tăng từ nhỏ đến trung bình (ví dụ 6-12) khi so sánh với các cơng ty có hội đồng quản trị kích thước ngày càng tăng từ trung bìnhđến lớn (12 -24).

- Theo sau phân tích của Yermarck cho các công ty lớn, Eisenberg, Sundgren và Wells (1998) kiểm định mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và lợi nhuận ởcác doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần Lan. Họ trình bày bằng chứng về mối quan hệâm giữa quy mơ hội đồng quản trị và lợi nhuận, vì thế ủng hộ lý thuyết đặt ra bởi Lipton và Lorsch (1992) và Jensen (1993).

- Tương tự, Barnhart và Rosenstein (1998) phát hiện là các doanh nghiệp với hội đồng quản trịnhỏ hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp với hội đồng quản trị lớn. Trong một nghiên cứu về Nigeria, Sanda, Mukaila & Garba (2003) phát hiện ra rằng, hiệu suất cơng ty có quan hệ đồng biến với HĐQT nhỏ, nhưng nghịch biến với HĐQT lớn. Kyereboah-Coleman & Biekpe (2005) đã xácđịnh rằng quy mô HĐQT nhỏ nâng cao hiệu suất của các tổ chức tài chính vi mơ tại Ghana.

- Lặp lại các phát hiện trên, Vafeas (2000) báo cáo là các doanh nghiệp với hội đồng nhỏ nhất (tối thiểu năm thành viên) được thông tin tốt hơn về lợi nhuận của doanh nghiệp và vì thếcó thể được xem như có khả năng giám sát tốthơn.Mak và Yuanto (2003) cho rằng giá trịcủa các doanh nghiệp niêm yết của Singapore và Malaysia là cao nhất khi hội đồng chỉ năm thành viên. Bennedsen, Kongsted và Nielsen (2004), khi phân tích về 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đan Mạch đã nói rằng quy mơ doanh nghiệp không ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp cho hội đồng có dưới sáu thành viên nhưng phát hiện một mối quan hệ âm giữa chúng khi quy mô hội đồng tăng lên từbảy thành viên trởlên.

- Trong việc nghiên cứu sự thay đổi trong quy mô hội đồng quản trị theo thời gian, Wu (2000) phát hiện là tính trung bình, quy mơ hội đồng của các doanh nghiệp giảm trong giai đoạn 1991 – 1995. Wu cho rằng nguyên nhân của sự sụt giảm có thể một phần là do áp lực từ các nhà đầu tư lớn. Điều này hàm ý là thị trường nói chung tin tưởng hơn nếu việc giám sát được thực hiện bởi các hội đồng nhỏ hơn.

Trong khi Yermack (1996) và những người khác phát hiện mối quan hệâm có ý nghĩa giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả thì một số nghiên cứu lại khơng tìm thấy mối quan hệnày, cụthể như:

- Bhagat và Black (2002) khơng tìm thấy bằng chứng xác đáng vềmối quan hệ này. Vì thếkết quảcủa họ khơng hồn tồnủng hộcác phát hiện của Yermack. Họ lý giải là quy mô hội đồng thường được chọn có tính nộisinh liên quan đến các biến kiểm sốt khác có thể tương quan với hiệu quả và cách tiếp cận có thể gây ra sựkhác biệt trong kết quả.

- Trong nỗlực so sánh các tác động của cấu trúc doanh nghiệp lên hiệu quả giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Úc, Bonn, Yokishawa và Phan (2004) phát hiện quy mô hội đồng và hiệu quả (đo lường bằng tỷ số thị giá/thư giá và ROA) tương quan âm cho các doanh nghiệp Nhật Bản nhưng khơng có mối quan hệ cho các doanh nghiệp Úc.

Ngược với các phát hiện trên, một tác động dương lên hiệu quả được ghi nhận với quy mô hội đồng lớn hơn bởi một sốnghiên cứu sau:

- Khi nghiên cứu 147 doanh nghiệp Singapore từdữliệu năm1995, Mak & Li (2001)ủng hộkhẳng địnhcơcấuhội đồng quản trịquyết định các vấn đềnội sinh khi các kết quả OLS của họ chỉ ra quy mô hội đồng, cấu trúc lãnhđạo và quy mơ doanh nghiệp có tác động dương lên hiệu quả nhưng các hồi qui 2SLS của họkhông ủng hộcác kết quảnày.

- Diwedi & Jain (2002), tiến hành nghiên cứu trên 340 công ty lớn được niêm yết của Ấn Độ trong giai đoạn 1997 – 2001và tìm thấy một mối quan hệ tích cực yếu giữa quy mô HĐQT và hiệu suất hoạt động của công ty.

- Adam & Mehran (2005) phát hiện một mối quan hệ dương giữa quy mô hội đồng và hiệu quả (đo lường bằng Tobin’s Q) trong ngành ngân hàng Hoa Kỳ. Dựa trên kết quả, họ đềnghịlà mối quan hệhiệu quả như vậy có thểlà chun biệt cho từng ngành cơng nghiệp và chỉra là các hội động lớn hơn làm việc tốt hơn cho các loại doanh nghiệp nhất định phụ thuộc vào cấu trúc tổ chức. Họ lập luận rằng hoạt động M&A và các tính năng, hình thức của các tổ chức ngành ngân hàng có thể làm cho một HĐQT lớn hơn nhiều so với sự mong đợi.

- Hơn nữa, một siêu phân tích dựa trên 131 nghiên cứu bởi Dalton và Dalton (2005) chỉ ra các hội đồng càng lớn tương quan với hiệu quả doanh nghiệp càng cao, ngược lại với các kết quả siêu phân tích ban đầu bởi Dalton, Daily và Johnson (1999).

Tóm lại, nghiên cứu thực nghiệm về quy mô hội đồng đề nghị là quy mô càng lớn trong hầu hết các trường hợp có quan hệ âm với hiệu quả doanh nghiệp. Để duy trì HĐQT với số lượng thành viên lớn có thể là bất lợi và tốn kém cho các doanh nghiệp. Việc lên kế hoạch, phối hợp công việc, ra quyết định và tổ chức các cuộc họp thường xuyên có thể là khó khăn với các các hội đồng có số lượng thành viên lớn. Tính hiệu quả của HĐQT không phụ thuộc vào số lượng thành viên có mặt trong đó, nhưng một lượng tối thiểu các thành viên với kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ là điều kiện sống còn của doanh nghiệp để đảm bảo các nhiệm vụ được thực thi hiệu quả.

1.5.2. Thành phần hội đồng quản trịvà hiệu quảhoạt động1.5.2.1. Thành viên độc lập và hiệu quảhoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)