Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 53 - 55)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

2.1.2.2. Khả năng sinh lời

Ngay từnhững tháng đầu năm 2008, tình hình lạm phát và thanh khoản ngân hàng đã trởnên nghiêm trọng. Chính phủ đã ưu tiên mục tiêu chống lạm phát bằng việc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông, được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra mức lạm phát cao. Như là một hệquảtrực tiếp, hệthống ngân hàng đã chịuảnh hưởng trực tiếp từcác biện pháp thắt chặt tiền tệ này. Để ổn định thị trường tiền tệ, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, các biện pháp này mang tính hành chính đã làm cho thanh khoản của một số ngân hàng ngày càng khó khăn hơn, khiến tỷsuất lợi nhuận/tổng tài sản bình quân (ROA) và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của các NHTMCP giảm mạnh vào năm 2008, ROE từ mức 11,36% giảm còn 8,36%.

Năm 2009,ROA và ROE tăng mạnh trởlạisau đó giảm dần nhưng vẫn giữ ở mứcổn định (ROEởmức khoảng 11%, ROAởmức 1%)cho đến năm 2011.Có thể nói, một trong những nguyên nhân chính mà tỷ lệ ROA và ROE của ngân hàng được duy trì ổn định và cao hơn các ngành khác trong bối cảnh kinh tế trong giai đoạn này là do chênh lệch giữa lãi suất huy động được giới hạn tại mức trần 14% theo quy định của NHNN, trong khi lãi suất cho vay được duy trìởmức cao.

Tuy nhiên, đến năm 2012, ROE giảm mạnh chỉ còn 6,69% và ROA chỉ còn 0,81%. Đây thực sự là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau, hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng yếu và lãi suất liên tục giảm mạnh. Theo sốliệu của NHNN, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra trừchi phí dựphịng rủi ro của tồn hệthống hiện chỉcịn 2,33% tại thời điểm cuối năm 2012. Lợi nhuận của hệ thống ngân hàng năm 2012 giảm mạnh chủ yếu là do sự giảm sút mạnh của một số ngân hàng như: ngân hàng ACB có ROE từ mức 26,82% năm 2011 giảm xuống còn 6,21%, ROA từ mức 1,14% năm 2011 giảm xuống còn 0,44%; Ngân hàng Techcombank có ROE từ mức 25,21% giảm xuống còn 6,21%, ROA từ mức 1,75% giảm còn 0,43%; Ngân hàng PGbank có ROE từ mức 17,22% giảm còn 7,51%, ROA từmức 2,54% giảm còn 1,25%;

Bảng 2.2: ROA, ROE của hệthống NHTMCP giai đoạn 2007-2012

Chỉ tiêu/năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ROE % 11,36 8,36 11,64 11,32 11,05 6,69

ROA % 1,46 1,16 1,34 1,21 1,24 0,81 Nguồn: Tính tốn của tác giảdựa trên sốliệu của 27 NHTMCP Điểm đáng lưu ý là lợi nhuận của các ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn giữa các NHTMCP. Lợi nhuận của một sốngân hàngởmức cao chủyếu tập trungở những ngân hàng có quy mơ tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lớn, có năng lực điều hành và quản trịrủi ro tốt, hoạt động an toàn. Nhưng bên cạnh đó lại có nhiều ngân hàng thuộc nhóm có quy mơ nhỏ, có năng lực quản trị điều hành yếu kém, thiếu sức

cạnh tranh trên thị trường phải huy động lãi suất cao, cộng với nợ xấu gia tăng mạnh nên có kết quảhoạt động kinh doanh thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa quy mô, thành phần hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)