.Thiếu các tổ chức trung gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 66 - 67)

Theo nhận định các chuyên gia kinh tế, trong 5 đến 10 năm nữa sẽ có khoảng 30- 50% doanh nghiệp tại Việt Nam sáp nhập hoặc bị sáp nhập với đối tác khác. Xu thế

này đặt ra cơ hội khá lớn cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư

vấn M&A. Tuy nhiên, để đạt được thành công với mức độ cạnh tranh ngày càng lớn là

điều không dễ dàng khi M&A là lĩnh vực đòi hỏi đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên

nghiệp, giỏi chuyên môn cũng như rất thạo nghề. Hiện nay Việt Nam còn thiếu đội ngũ

các nhà tư vấn, mơi giới chun sâu, đóng vai trò trung gian trong các giao dịch M&A.

Mặc dù tăng trưởng về số lượng nhưng hoạt động M&A ở Việt Nam thiếu chuyên

nghiệp. Theo đánh giá của chuyên gia M&A, vẫn tồn tại đàm phán ngầm giữa bên mua

và bên bán mà khơng có đơn vị tư vấn trung gian, điển hình là những vụ trao đổi cổ

phiếu giữa hai bên để tận dụng tăng trưởng từ thị trường chứng khoán nhằm thu lợi

ngắn hạn. Đại diện Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam thừa nhận hiện công ty bảo hiểm BIC (trong thương vụ mua phần vốn góp của Tập đồn QBE-Úc để thực hiện

M&A mà có đơn vị tư vấn chun nghiệp thay vì tự đàm phán, chắc chắn thương vụ sẽ thành công hơn đối với bên mua.

Song không phải đơn vị tư vấn nào cũng đạt được trình độ nhất định. Nhiều doanh

nghiệp than phiền thiếu hoạt động tư vấn M&A chuyên nghiệp mà chỉ là sự kết hợp của một công ty luật-một đơn vị kiểm tốn-một đơn vị tài chính, cung cấp các dịch vụ riêng lẻ nên chi phí cao. Ngồi ra, hệ thống pháp luật, thiết chế tài chính vẫn chưa theo kịp thực tiễn hoạt động M&A.

Hiện nay có khá nhiều các cơng ty chứng khốn, tư vấn tài chính, kiểm tốn tham gia vào làm trung gian, môi giới cho các bên trong hoạt động M&A. Tuy nhiên do có những hạn chế về hệ thống luật, nhân sự, tính chun nghiệp, cơ sở dữ liệu, thơng tin..

nên các đơn vị này chưa thể trở thành trung gian thiết lập một “ thị trường” để các bên

mua- bán gặp nhau.

Mặc dù M&A là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển nhưng nếu khơng giải quyết các thách thức trên thì chúng sẽ bị hạn chế, thậm chí là kéo tụt sự phát triển của hoạt động này trong ngắn hạn.

2.2.2.4. Nguồn nhân sự chưa đáp ứng

Nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thị

trường về hoạt động M&A, việc thiếu các quản trị viên cấp cao có thể làm giám đốc

những cơ sở mới cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp vẫn còn dè chừng trong ra quyết định M&A.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)