3.3 .Giải pháp phát triển hoạt động sáp nhập, mua lại NHTM tại Việt Nam
3.3.1.3 .Vấn đề chọn đối tác
Để một thương vụ M&A thành cơng thì việc đầu tiên là phải chọn được đối tác. Phải
có thơng tin chính xác về đối tượng mà mình muốn sáp nhập, mua lại để có thể tránh
được những rắc rối về sau. Do hành lang pháp lý cho hoạt động sáp nhập, mua lại ngân
hàng tại Việt Nam cịn nhiều bất cập và chưa hồn thiện. Khi nghiên cứu về đối tác nên quan tâm kỹ lưỡng để giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng nên phân tích, định lượng, đánh
giá cơ hội cũng như rủi ro của mình trong thương vụ sáp nhập, mua lại trước khi đưa ra
quyết định cuối cùng.
Ở việt Nam hiện nay, mục tiêu chủ yếu sáp nhập, mua lại ngân hàng còn đơn điệu.
Chủ yếu là để mở rộng hoạt động các ngân hàng và giúp một số ngân hàng thoát khỏi
nguy cơ phá sản. Với thị trường phát triển như hiện nay thì sáp nhập, mua lại không chỉ để đạt được những mục tiêu như trên mà cịn nhằm múc đích:
Đa dạng hóa kinh doanh: tức là hướng đến sáp nhập theo chiều dọc và sáp nhập hình
Tạo ra giá trị cộng hưởng: nguyên lý 1+1>2, có thể nhắm đến cộng hưởng tài chính, cộng hưởng về chức năng, cộng hưởng về danh mục sản phẩm.
Mục tiêu đạt được quyền kiểm soát: hướng về các ngân hàng yếu kém.
Khi có được đối tác phù hợp thì sẽ giúp cho hoạt động M&A diễn ra nhanh chóng,
tiết kiệm chi phí. Và kết quả của quá trình sáp nhập sẽ tốt đẹp, giảm thiểu những bất
đồng, khác biệt về văn hóa, cách quản lý.. dễ dàng cộng tác lâu dài và phát triển được.
Lựa chọn đối tác, các ngân hàng mục tiêu là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định sự thành công trong các giao dịch M&A. Để lựa chọn đúng đối tác phù hợp, các
ngân hàng phải xác định rõ mục tiêu và đánh giá tiềm lực của mình. Đầu tiên, các ngân hàng phải xác định mục tiêu của mình là gì? (tiết kiệm chi phí, mở rộng thị trường, tăng quy mô…). Và có chắc chắn rằng việc thực hiện M&A sẽ mang lại lợi ích như ngân hàng mong đợi hay khơng. Sau đó các ngân hàng có ý định sáp nhập hay mua lại
phải xem năng lực của ngân hàng mình để có thể mua lại ngân hàng khác hoặc sáp
nhập để tồn tại. Nếu đánh giá thấy rằng việc thực hiện M&A mang lại hiệu quả cao thì quyết định sự lựa chọn và đánh giá ngân hàng mục tiêu.
Các tiêu chí lựa chọn và đánh giá ngân hàng mục tiêu theo mơ hình 6C:
Customer (khách hàng): Ngân hàng mục tiêu đang xâm nhập vào phân khúc thị
trường nào? Đặc điểm khách hàng của ngân hàng, khi sáp nhập hoặc mua lại có thể giữ
và tiếp tục với khách hàng cũ được không? Ngân hàng mục tiêu sử dụng kênh phân phối nào để phục vụ khách hàng và kênh này có giống các kênh khác mà ngân hàng mình sử dụng hay khơng. Khách hàng có biết đến thương hiệu của ngân hàng mục tiêu nhiều hay không?
Competition ( Cạnh tranh): năng lực cạnh tranh của ngân hàng mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm ngân hàng. Lợi nhuận tập trung vào dịng sản phẩm nào.
Có cách nào để thu hút được nhiều khách hàng hơn hay không. Vụ sáp nhập, mua lại
Cost (Chi phí): Ngân hàng mục tiêu có tối đa hóa chi phí chưa? Chi phí cho sản phẩm nào lớn nhất trong hoạt động kinh doanh và có tương ứng với doanh thu từ sản phẩm đó hay khơng? Hoạt động M&A có thể mang lại lợi thế chi phí nhờ quy mơ hay khơng?
Capacity ( Năng lực): Phân tích báo cáo tài chính xem tình hình hoạt động của
ngân hàng mục tiêu như thế nào, có phản ánh trung thực tình hình kinh doanh của ngân
hàng chưa? Ngân hàng có trang bị những kỹ thuật công nghệ hiện đại khơng? Có
những nhân viên tài giỏi và khai thác được năng lực của họ chưa?
Cutural (Văn hóa): Đội ngũ nhân viên có tầm quan trọng như thế nào đến sự
thành cơng của ngân hàng? Thói quen làm việc của ngân hàng mục tiêu có phù hợp với
ngân hàng đi mua hay không? Những nhân viên làm việc chủ chốt tại ngân hàng lâu chưa và vai trò của họ đối với ngân hàng. Khơng có họ ngân hàng có thể hoạt động tốt
khơng và họ có phải là người trung thành. Chế độ lương bổng có phù hợp với năng lực của họ chưa. Cần chú ý là các nhân viên chủ chốt có thể tiếp tục làm việc khi thay đổi chủ sở hữu khơng? Ngân hàng có chính sách gì để giữ họ lại?
Compliance (sự phù hợp): Tất cả những vấn đề phân tích ở trên của ngân hàng mục tiêu có phù hợp với mục tiêu mà ngân hàng đi mua đặt ra hay khơng?tăng doanh thu, giảm chi phí do quy mô, sở hữu chiến lược kinh doanh, công nghệ tốt, sỡ hữu mạng lưới kinh doanh và đội ngũ nhân viên giỏi, tăng quy mô vốn và năng lực cạnh tranh…
Mơ hình 6 C giúp các ngân hàng có thể đánh giá được năng lực của mình hoặc ngân lực của ngân hàng mục tiêu. Tùy vào hồn cảnh cụ thể mà có thể thêm vào các tiêu chí khác.