.Giải pháp về phía ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 87)

3.3 .Giải pháp phát triển hoạt động sáp nhập, mua lại NHTM tại Việt Nam

3.3.2 .Giải pháp về phía ngân hàng nhà nước

3.3.2.1.Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng

Về bản chất M&A nói chung , M&A ngân hàng nói riêng là phương thức hữu hiệu và là giải pháp tốt để cải tạo và tái cấu trúc hệ thống vì M&A ngân hàng mang lại nhiều lợi ích như: tập trung nguồn lực, mở rộng và phát triển mạng lưới nhanh chóng

để nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để tăng cường cạnh tranh, giảm chi phí hoạt động, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các

NHTM NN. Loại bỏ và làm sạch khỏi thị trường những ngân hàng yếu kém, là phương thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp hiệu quả thúc đẩy thị trường chứng khoán thị trường cổ phiếu ngân hàng phát triển.

Với vai trò là người quản lý trực tiếp đối với hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản

quy định và hướng dẫn tạo hành lang pháp lý đồng bộ và hợp lý, tạo điều kiện cho việc cơ cấu lại tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTM cổ phần thông qua

hoạt động M&A, quy định rõ ràng cụ thể hơn về trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể tham gia trong giai đoạn hậu M&A nhằm tránh những mâu thuẫn nội bộ.

- Cần chú trọng đến quy định về nội dung liên quan đến M&A hơn là việc xác lập về mặt hình thức: Hiện nay là mặc dù các quy định liên quan đến hoạt động sáp nhập và

mua lại để xác lập giao dịch đã được hình thành trong các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở

việc xác lập về mặt hình thức. Ngay cả thơng tư mới ban hành Thông tư 04/200/TT-

NHNN ban hành ngày 11/02/2010 Quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD và Thông tư 34/2011/TT-NHNN cũng chỉ tập trung đề cập tới các yếu tố liên quan tới

“giấy tờ” gồm trình tự, thủ tục, điều kiện, hồ sơ sáp nhập, thủ tục thanh lý… Những

quy định về các yếu tố quan trọng trong hoạt động M&A ngân hàng như: định giá, phương pháp định giá, cách thức phân chia quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia,

các vấn đề liên quan hậu sáp nhập….vẫn chưa được đề cập đến. Vì thế, các vấn đề về mặt nội dung trong M&A cần phải được quy định đầy đủ hơn, cụ thể hơn, đổi mới hệ thống luật pháp sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, thị trường của nước ta hiện nay

là điều đáng quan tâm.

- Các quy định về thủ tục pháp lý khi thực hiện M&A cần phải thơng thống và giám sát thời gian xét duyệt: Đây là điểm yếu rất lớn về thủ tục hành chính, cần có những quy định

và chế tài rõ ràng giúp tiết kiệm được thời gian và các chi phí phát sinh, điều này cũng góp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng.

- Hoàn thiện khung pháp lý nhằm kiểm soát, hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt

động M&A: Theo Luật Cạnh tranh ban hành năm 2004, hành vi mua lại, sáp nhập, hợp

nhất có thể dẫn tới tập trung kinh tế, tính độc quyền sau hoạt động M&A. Tuy nhiên,

cho đến nay chưa có bất kì văn bản pháp luật nào làm rõ các vấn đề về “tập trung kinh

tế”, đặc biệt liên quan đến ngành Ngân hàng. Nếu các ngân hàng tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thơng báo cho cơ

tế chiếm trên 50% thị phần trên thị trường có liên quan là hoàn toàn bị cấm. Thực tế cho thấy, các ngân hàng đang cung cấp các dịch vụ trọn gói rất phổ biến bao gồm nhiều dịch vụ như cho vay, bảo lãnh, thư tín dụng, chiết khấu hối phiếu... Vì vậy, cần quy định rõ cách tính thị phần là theo từng dịch vụ hay theo gói dịch vụ, các quy định của

pháp luật cần cụ thể. Việc sử dụng phương pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt thường sẽ cho kết quả chính xác hơn, nhằm tránh trường hợp ngân hàng lợi dụng

cách tính để gây nên tình trạng độc quyền.

- Quy định rõ về ràng buộc trách nhiệm giữa các đối tượng tham gia hoạt động

M&A. Ngồi các ngân hàng thì tham gia trong hoạt động M&A cịn có các tổ chức tư

vấn (công ty môi giới, Công ty kiểm tốn, chun gia, luật sư... ) góp phần quan trọng tới sự thành công của thương vụ M&A. Vì vậy, quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ ràng buộc họ đối với hoạt động M&A là cần thiết để giúp tăng thêm mức độ an toàn cho ngân hàng khi thực hiện M&A.

Rõ ràng, một khung pháp lý chặt chẽ và hiện đại, lường trước được mọi khả năng có thể xảy ra để điều chỉnh các hành vi đa dạng và liên tục thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của mỗi thương vụ M&A hiện nay.

3.3.2.2.Phổ biến kiến thức và định hướng sáp nhập mua lại cho các chủ thể NH.

Hoạt động M&A tại Việt Nam cịn khá mới mẻ, vì vậy mức độ hiểu biết về hoạt

động này còn chưa cao trong doanh nghiệp và người dân. Thông qua việc nâng cao

mức độ hiểu biết về hoạt động M&A sẽ giúp hoạt động này diễn ra thuận lợi hơn. NHNN Việt Nam với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Cần phải tăng cường phổ biến rộng rãi kiến thức về hoạt động M&A ngân hàng. Vì thế, việc xây dựng những chương trình đào tạo đội ngũ chuyên viên tư vấn, môi giới

chuyên nghiệp tạo môi trường hoạt động hiệu quả là một mục tiêu đáng được quan

tâm. Các Cơ quan lãnh đạo và NHNN cần chú trọng tới việc giúp đỡ, yêu cầu các trường đại học bổ sung các kiến thức liên quan đến M&A trong các chuyên ngành Tài

tạo cho phép các trường Đại học kinh tế hay các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, cung cấp cho người học những kiến thức sâu hơn, toàn diện hơn về hoạt động M&A.

3.3.2.3.Nâng cao vai trò của NHNN Việt Nam trong định hướng và xây dựng lộ trình hoạt động M&A ngân hàng

Thứ nhất, cần tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngân hàng :

Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động M&A vẫn còn tương đối mới mẻ. Đóng vai trị là người định hướng và quản lý cho hệ thống NHTM, NHNN cần chủ động hơn nữa trong

việc phổ biến rộng rãi các kiến thức về M&A thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các lãnh đạo các ngân hàng nhằm chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm về hoạt động M&A trên thế giới và Việt Nam trong thời gian qua..

Mặt khác, hiện nay, số lượng các ngân hàng nước ngoài đang thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam đang có xu hướng tăng cao. Sự hỗ trợ về mặt thơng tin từ

phía NHNN có tác dụng giúp các NHTM trong nước không bị lép vế trong việc đàm

phán sáp nhập, mua lại hoặc có thể hạn chế, ngăn ngừa hoạt động sáp nhập mang tính chất “thơn tính” của các ngân hàng nước ngoài.

Thứ hai, NHNN Việt Nam cần xác định rõ vai trò trong định hướng và xây dựng lộ trình hoạt động M&A ngân hàng.

Định hướng của ngành Ngân hàng Việt Nam sắp tới đây là nâng cao năng lực quản

trị điều hành, năng lực tài chính, năng lực về cơng nghệ,… nhằm tăng sức cạnh tranh với các TCTD nước ngoài, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Tuy nhiên, muốn đảm bảo thực hiện mục tiêu nói trên và giảm thiểu hoạt động “thâu tóm” khi các giới hạn đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dần được nới lỏng thì vai trị của NHNN Việt

Nam trong định hướng và thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng là vô cùng quan trọng.

NHNN cần chịu trách nhiệm dàn xếp, trung gian các hoạt động M&A ngân hàng giữa các TCTD Việt Nam trước khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài với một số

+ NHNN cần có các cơ chế chính sách để thúc đẩy, hoàn thiện hơn hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng. Hiện tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều NHTM cổ phần nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, thiếu nhà quản trị điều hành cấp cao có chiến lược đe dọa đến sự an tồn hoạt động của cả toàn hệ thống ngân hàng, NHNN phải thực hiện trách nhiệm là đầu mối nối kết các TCTD Việt Nam trong hoạt động M&A, ban hành các chính sách ưu đãi về thủ tục hành chính, khi tham gia các giao dịch với NHNN, dự trữ bắt buộc nhằm thúc đẩy các ngân hàng nhỏ tìm đến sáp nhập, hợp nhất với nhau…

+ NHNN cần sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập mới các ngân hàng theo hướng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, nhằm đảm bảo cho các ngân hàng ra đời sau này có được quy mơ vốn lớn hơn, năng lực tài chính cao hơn và an tồn hơn. Đồng thời định hướng các luồng vốn đầu tư trong nền kinh tế khi đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng:

sẽ hướng đến đầu tư vào các ngân hàng hiện có thay vì để thành lập ngân hàng mới. + NHNN cần đặt ra các quy định khắt khe hơn cho việc sáp nhập bắt buộc. Để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng, NHNN nên kiến nghị Chính phủ ban hành những quy định khắt khe hơn về các tỷ lệ an toàn vốn, về tỷ suất lợi nhuận, về xếp hạng ngân hàng... Nếu ngân hàng nào có thực trạng hoạt động thấp hơn những tiêu chuẩn được đưa ra thì bắt buộc phải sáp nhập. NHNN cần mạnh tay hơn nữa trong việc

đề ra các quy định cho sáp nhập bắt buộc, chứ không nên để sáp nhập theo hình thức tự

nguyện là chủ yếu như các quy định hiện nay.

+ NHNN cần theo dõi, giám sát các chiến lược, kế hoạch bán cổ phần của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các NHTM nhỏ. Hiện nay, áp lực tăng vốn điều lệ theo

quy định đối với các NHTM nhỏ là vơ cùng khó khăn, khiến các ngân hàng này đã tìm đến các nhà đầu tư nước ngồi để có thể bán cổ phần cho họ với giá thấp xấp xỉ bằng

mệnh giá. Vấn đề này cần được NHNN xem xét, giám sát để hạn chế sự xâm nhập, kiểm soát vào ngành Ngân hàng với giá rẻ thay vì đề nghị thành lập mới một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chú trọng, tăng cường đánh giá xếp loại, giám sát ngân hàng theo tiêu chí CAMEL và quy định chế tài góp phần cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Kết hợp xuyên suốt với các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo ra hành lang pháp lý thơng thống, cơng bằng và thuận lợi cho hoạt động M&A cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu góp phần đáng kể vào thực hiện M&A ngành Ngân hàng Việt Nam hiệu quả và thành công.

3.3.2.4.Xây dựng kênh kiểm sốt, thanh tra thơng tin trong hoạt động M&A.

Hoạt động của ngành ngân hàng mang tính đặc biệt cũng như tầm ảnh hưởng vĩ mơ của nó tới toàn bộ nền kinh tế quốc gia, việc xây dựng kênh kiểm sốt thơng tin trong hoạt động M&A ngân hàng là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả cho mỗi thương vụ M&A . Trong hoạt động giao dịch M&A, giá cả, thị trường, thị phần, quản trị thông tin và rất quan trọng cho cả Bên mua và Bên bán. Mặt khác, vấn đề minh bạch hóa thơng tin của các ngân hàng Việt Nam cịn chưa tốt, gây nhiều khó khăn cho việc tìm kiếm

đối tác, làm giảm năng lực thị trường, gây ảnh hưởng mang tính dây chuyền cho tồn

hệ thống, ảnh hưởng tới hoạt động M&A. Do đó, yêu cầu các cơ quan Nhà nước tới

NHNN cần chú trọng, tăng cường thanh tra giám sát trong từng hoạt động của các NHTM, từng khâu của hoạt động M&A nhằm hạn chế tối đa những yếu tố lừa đảo, không trung thực, đe dọa tới sự thành bại của mỗi thương vụ M&A nói riêng.

3.3.3.Một số đề xuất, kiến nghị khác:

Để tiến hành thương vụ sáp nhập, mua lại cả hai ngân hàng cần phải chuẩn bị rất chi

tiết. Trước tiên là phải tìm hiểu, phân tích lựa chọn đối tác thích hợp. Tuy nhiên chọn

được đối tác thích hợp khơng cũng chưa đủ. Cần phải trải qua những vấn đề khác như

sự hỗ trợ về cơng nghệ, hỗ trợ tài chính cho ngân hàng mục tiêu. Thực hiện các phương thức sáp nhập, mua lại. Để thực hiện M&A tốt nhất bây giờ các ngân hàng nên ra sức tìm hiểu và tiến hành những bước đi nhỏ.

nhỏ, nhất là các ngân hàng có nét tương đồng vói ngân hàng mình về văn hóa, hoạt động để có sự hịa hợp tương thích. Trong thương vụ mua cổ phần của các ngân hàng

nhỏ, các ngân hàng đi mua đã hỗ trợ về vốn, cùng nhau phát triển sản phẩm, tạo sự liên kết về công nghệ, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, cử người đại diện tham gia quản trị tại ngân hàng nhỏ để từng bước cải thiện hoạt động ngân hàng, giúp ngân hàng nhỏ hoạt động tốt hơn và phù hợp với ngân hàng mình hơn.

Cịn đối với các ngân hàng nhỏ để tìm được đối tác liên minh với mình cũng là một vấn đề khó, vì các ngân hàng lớn chỉ muốn liên kết với ngân hàng lớn để ngày càng phát triển hơn,hoặc họ chỉ liên kết với ngân hàng nhỏ chỉ để thâu tóm. Vì vậy, các ngân hàng nhỏ không ngừng cải thiện chất lượng, hoạt động kinh doanh của mình. Các ngân hàng nhỏ cần chú trọng đến sự hoạt động bền vững, ổn định, không nên chạy theo lợi

nhuận trước mắt mà gặp phải rủi ro. Khi hoạt động đã được cải thiện sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, bên cạnh đó các ngân hàng nên tích cực tìm kiếm đối tác tham gia vào các liên minh liên kết trong hệ thống ngân hàng để nhận được nhiều hỗ trợ cho hoạt động của mình. Các ngân hàng nhỏ có thể bán cổ phần cho các ngân hàng khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Mặc dù M&A ngân hàng là một hoạt động tương đối “non trẻ” ở Việt Nam. Bắt đầu từ những thương vụ nhỏ, hợp nhất mang tính chất bắt buộc từ các ngân hàng Nông Thơn hay các Quỹ Tín Dụng nhân dân hoạt động yếu kém trong giai đoạn trước năm 2005 cho tới thương vụ lớn hơn, diễn ra với tính chất tự nguyện và thực sự được các

nhà đầu tư ngân hàng xem như một chiến lược kinh doanh hiệu quả từ những năm

2005 trở lại đây. Những thương vụ sáp nhập, mua lại, hợp nhất hay góp vốn cổ phần giữa các TCTD trong và ngoài nước, giữa các tập đoàn lớn trong nước với các ngân hàng nội địa… đã đem lại những kết quả tích cực cho các NHTM Việt Nam nói riêng

và hệ thống ngân hàng nói chung: mở rộng quy mơ hoạt động, tiềm lực tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là vẫn còn rất nhiều thách thức đối với hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam: sự thiếu nhất quán, cụ thể trong hành lang pháp lý, hiểu biết và kinh nghiệm của những người thực hiện M&A còn hạn hẹp, thiếu sự hỗ trợ từ các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp khiến các thương vụ gặp nhiều

khó khăn. Qua tìm hiểu về thực trạng hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam, ta nhận

thấy hoạt động M&A ngân hàng ngày càng sơi động. Với tình hình kinh tế nước ta tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)