Lựa chọn phương pháp định giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 82 - 84)

3.3 .Giải pháp phát triển hoạt động sáp nhập, mua lại NHTM tại Việt Nam

3.3.1.4 .Về yếu tố con người trong quá trình sáp nhập, mua lại

3.3.1.5. Lựa chọn phương pháp định giá

Tại Việt Nam hiện nay, tình trạng thiếu thơng tin và dữ liệu thống kê không đầy đủ khiến vấn đề đánh giá hết sự khó khăn và chính xác. Trong khi đó định giá hợp lý là

một trong những khâu quan trọng mang tính quyết định đối với sự thành công của

thương vụ M&A. Do vậy, nếu thực hiện M&A, các NHTM CP Việt Nam cần phải hết

sức thận trọng trong định giá, để đảm bảo mức giá đưa ra là hợp lý. Phải tìm hiểu kỹ về ngân hàng mục tiêu mà mình cần định giá và lựa chọn phương pháp định giá thích hợp. Việc đánh giá khả năng tăng trưởng của ngân hàng là rất quan trọng, vì vậy khi đánh giá giá trị tương lai cần phải đánh giá được các yếu tố rủi ro và phòng ngừa những sự

thay đổi khách quan và chủ quan. Trong khi vấn đề định giá tại Việt Nam cịn hạn chế,

thì khả năng sử dụng sản phẩm tư vấn của các tổ chức tài chính có nhiều kinh nghiệm trên thế giới cũng là một giải pháp hợp lý.

Biện pháp khắc phục những hạn chế trong định giá:

Khắc phục tình trạng hệ thống thông tin yếu kém: cần minh bạch công khai các thông tin về yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm chính phủ cần đưa ra các thống kê về các chỉ số kinh tế, thông tin giá cả thị trường cho từng ngành, lĩnh vực, xây dựng các hệ số ngành để các doanh nghiệp có thơng tin tham

khảo. Từ đó người định giá có cơ sở định giá một cách chính xác hơn

Khắc phục những khó khăn khi sử dụng quyền sử dụng đất: cần hoàn thiện hơn dữ liệu về khung giá đất tại các tỉnh, thành phố, hệ thống dữ liệu này cần sát với tình hình thực tế hơn, khung giá đất cần linh hoạt hơn, có thể áp dụng việc cộng thêm hệ số điều chỉnh để tạo khung giá hợp lý với sự biến động của thị trường.

Khắc phục những khó khăn trong định giá thương hiệu: hiện nay việc định giá

thương hiệu tại Việt Nam còn khá mới mẻ và bản thân ngân hàng cịn chưa có nhiều

kinh nghiệm cũng như trình độ để có thể tự đánh giá thương hiệu của mình, vì thế trước mắt nên mời các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm để đánh giá thương hiệu cho ngân hàng. Ngoài ra nhà nước cần xây dựng các phương pháp định giá giá trị thương

hiệu và đưa ra các tiêu chuẩn, chuẩn mực cho việc định giá thương hiệu. Nâng cao

năng lực chuyên môn của các chuyên viên định giá hiện nay; các chuyên gia định giá

khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn , các tổ chức định giá nên thường xuyên tổ chức các lớp học trong và ngoài nước để nâng cao nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm định

giá thương hiệu từ các tổ chức định giá uy tín ở nước ngoài.

3.3.1.6.Các NHTM cũng cần xây dựng mục tiêu, chiến lược và quy trình cụ thể cho hoạt động M&A.

Mục đích của việc thực hiện M&A là tăng giá trị của ngân hàng bằng cách này hoặc cách khác. Tuy nhiên, một vấn đề đáng quan tâm là giá trị thương hiệu của ngân hàng khi tiến hành M&A: các thương hiệu sẽ là một, sẽ có một thương hiệu tiếp tục được

chăm sóc và một thương hiệu chuẩn bị sẽ bị mất đi... Như chúng ta đã biết, thương hiệu

là thứ duy nhất làm nên sự khác biệt của ngân hàng, sự yêu mến trong trái tim và suy nghĩ của khách hàng. Vì thế, chiến lược thương hiệu của các ngân hàng M&A cũng phải được đặt mục tiêu lên hàng đầu. Các ngân hàng tham gia M&A nên quyết định chọn một chiến lược thương hiệu tiềm năng ngay trong quá trình thương lượng sáp

nhập, mua lại. Trong đó, các nhà quản lý ngân hàng, đặc biệt là chủ tịch hội đồng quản trị phải thực hiện nhiệm vụ của một người định hướng thương hiệu, thuyết phục ngân

hàng đánh giá lại tài sản cả 2 thương hiệu hiện tại và lợi ích của thương hiệu tương lai. Để lựa chọn chiến lược nào là phù hợp nhất cần có một cuộc nghiên cứu định tính gồm

những nhóm cổ đơng chính được phân ra riêng rẽ bao gồm: khách hàng hiện tại, lãnh

đạo ngân hàng, cổ đơng và phía bên ngân hàng đối tác.

chú ý về các vấn đề trong quá trình thực hiện trước, trong và sau M&A:

+ Cần xây dựng một chiến lược M&A có tính khả thi, tránh sự dàn trải và thiếu hiệu quả. Các ngân hàng cần tự kiểm tra lại tình hình tài chính của mình, phân tích tìm ra

các điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục, đồng thời hợp tác với các nhà phân tích và tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh để hình thành một chiến lược phát triển

rõ ràng và thích hợp.

+ Các ngân hàng trước khi thực hiện M&A cần phải thuê các nhà tư vấn có kinh nghiệm về lĩnh vực này để tiến trình được diễn ra một cách hiệu quả và nhanh chóng. Các vấn đề về M&A như thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, mơi

trường văn hóa ngân hàng, bảo vệ mơi trường, tính tốn cho giá trị ngân hàng … mới

có thể được giải quyết triệt để nhất.

+ Cần xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể về thời hậu M&A: Việc lên kế hoạch cho q trình hịa nhập cần bắt đầu từ giai đoạn vạch ý tưởng cho giao dịch và tiếp tục trong suốt quá trình diễn ra. Đầu tiên, ngân hàng cần lên kế hoạch sáp nhập cấp cao, tổ chức các cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo với nhau. Sau đó mới đưa ra thơng báo rộng rãi chính thức với tồn thể nhân viên trong ngân hàng. Và tiếp đó là giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập: hịa nhập về văn hóa, tâm lý, quy trình quản trị… Vì vậy, sự tham gia tích cực của các cấp lãnh đạo, nhân viên ngân hàng từ việc lập kế hoạch, tài chính kết hợp với các chuyên gia tư vấn trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động sáp nhập và mua lại (ma) ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)