Về phía các ngân hàng lớn, đây là xu hướng có nhiều khả năng xảy ra nhất trong
thời gian tới khi các ngân hàng nhỏ bị “đuối” trong cuộc cạnh tranh.
Ưu điểm:
Các ngân hàng lớn thực hiện sáp nhập này nhằm làm tăng thị phần, nâng cao chất
lượng dịch vụ do đó mở rộng cơ hội cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như quốc
tế. Đôi với các ngân hàng nhỏ, phương án này được nghĩ đến đầu tiên: mượn sức ngân hàng lớn. Các ngân hàng nhỏ sẽ sáp nhập vào ngân hàng lớn để trở thành một phần của ngân hàng lớn, có sự hỗ trợ về cả vốn, nhân lực và công nghệ. Việc sáp nhập là cần thiết để tránh nguy cơ sụp đỗ của dù chỉ một ngân hàng nhỏ bởi việc này khi xảy ra sẽ gây hậu quả đáng tiếc-chủ yếu do tâm lý người gửi tiền. Thậm chí vài người đã e dè về một hiệu ứng domino sụp đỗ lan tràn nếu thực sự có ngân hàng phải đóng cửa. Rõ ràng sáp nhập ngân hàng là cách khả dĩ hơn cả để tránh từ “đóng cửa” hay “phá sản”.
Hạn chế:
Các ngân hàng nhỏ và các ngân hàng lớn có những dòng sản phẩm khác nhau, phân khúc thị trường khơng đồng nhất, văn hóa doanh nghiệp khác nhau, việc “ sống chung”
giai đoạn đầu rất khó khăn để tạo ra sự hòa hợp và đạt được những giá trị mong muốn.
Các ngân hàng lớn trước hết sẽ trở thành cổ đông chiến lược trong các ngân hàng
nhỏ hơn để nâng cao năng lực điều hành và tài chính đồng thời trợ giúp kỹ thuật trong các lĩnh vực như: quản trị ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bán buôn, quản lý rủi ro… Vì các ngân hàng nhỏ vẫn còn cơ hội phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng cũng như lợi thế của mình thì các ngân hàng lớn sẽ chưa tính tới việc sáp nhập và mua
lại. Chỉ khi các ngân hàng nhỏ khơng cịn nguồn lực để khai thác thị trường cũng như tiềm năng của mình, các ngân hàng lớn mới nghĩ đến việc sáp nhập và mua lại.
3.1.2. Các Ngân hàng nhỏ sáp nhập với Ngân Hàng nhỏ.
Các ngân hàng nhỏ ở đây chúng ta ngầm hiểu là những ngân hàng có vốn điều lệ thấp hơn “3.000 tỷ đồng”. Các ngân hàng nhỏ ở Việt Nam vẫn còn tồn tại bởi lẽ nó có thị trường riêng, những phân khúc mà các ngân hàng lớn hơn và các ngân hàng khác bỏ qua hoặc chưa có điều kiện đáp ứng. Tuy nhiên với điều kiện nền kinh tế có nhiều bất
ổn thì các ngân hàng nhỏ đã bộc lộ những lung túng trong cách quản trị điều hành và
những yếu kém trong vấn đề thanh khoản.
Để nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh buộc các ngân hàng phải nghĩ đến liên kết một khối.
Mặt khác theo yêu cầu tăng vốn điều lệ của ngân hàng nhà nước theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại áp dụng cho đến cuối
năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Sáp nhập là nhu cầu giữa các ngân hàng nhỏ để giúp đỡ nhau cùng đáp ứng được yêu cầu này là rất cấp thiết.
Ưu điểm:
Các ngân hàng nhỏ có chiến lược kinh doanh, phương pháp quản lý tương đồng, đối
tượng khách hàng có đặc điểm giống nhau…ban đầu có sự liên kết sẽ cho phép các
ngân hàng nhỏ vẫn tiếp tục tự chủ phát huy thể mạnh của tăng cường năng lực cạnh
tranh và đa dạng hóa sản phẩm bằng cách liên minh, liên kết với các ngân hàng nhỏ
khác. Sau một thời gian, các ngân hàng nhỏ tiến hành sáp nhập thành một pháp nhân mới sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và tránh tình trạng “cú sốc” văn hóa giữa các ngân hàng với nhau.
Nhược điểm:
Mơ hình này khó thực hiện bởi tâm lý sợ sự thay đổi của các nhà quản trị ngân hàng và về vấn đề phân chia lợi ích khi liên kết với các ngân hàng nhỏ cùng cấp. Các ngân hàng nhỏ sáp nhập với nhau khơng có yếu tố “lợi ích kỹ thuật” từ các ngân hàng lớn
hơn, do các ngân hàng nhỏ có cơ sở kỹ thuật như nhau và khơng có điểm nổi trội nên
phải tốn thời gian và chi phí cho hoạt động R&D và tìm chiến lược kinh doanh mới, quản lý mới cho ngân hàng sáp nhập.
3.1.3. Các Ngân hàng cùng quy mô và cùng chiến lược phát triển sáp nhập với nhau Theo mơ hình này thì các ngân hàng cùng quy mô sẽ bắt tay hợp tác với nhau, xu Theo mô hình này thì các ngân hàng cùng quy mô sẽ bắt tay hợp tác với nhau, xu
hướng này đã xảy ra ở các nước Châu Mỹ, châu Âu và nay đã xuất hiện ở Châu Á. Khi
mà thị trường tài chính ngân hàng đạt mức phát triển tương đối ổn định, các nguồn lực khai thác một cách tồn diện thì xu hướng sáp nhập các ngân hàng cùng quy mô và cùng chiến lược phát triển xảy ra. Chẳng hạn: Ngân hàng thương mại cổ phần sài gịn
Thương Tín và ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu sáp nhập lại sẽ tạo ra ngân hàng đủ lớn tăng khả năng cạnh tranh với các tập đồn tài chính quốc tế. Tuy nhiên xu hướng này sẽ không là xu hướng chủ đạo tại Việt nam trong thời gian gần đây bởi thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn nhiều biến động và còn non trẻ.
Ưu điểm
Sản phẩm của các ngân hàng khá đồng nhất, văn hóa và quy trình làm việc tương
đồng, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng giống nhau nên việc sáp nhập các ngân
hàng cùng quy mô sẽ thuận lợi , tốn ít thời gian và chi phí hoạt động sáp nhập.
Nhược điểm:
Mơ hình này có khả năng thực hiện, khi nền tài chính phát triển khá cao và ổn định. Các nguồn lực được khai thác triệt để, thị trường đã khai thác hiệu quả và đạt đến mức bão hịa cần có sự sáp nhập của các ngân hàng để giảm chi phí hoặc tăng cường khả
năng bành trướng sang những thị trường mới hơn để khai thác. Việc ngồi vào bàn đàm
phán cũng khó hơn do ai cũng có thế mạnh của mình và khơng muốn mất vị trí hiện tại. 3.1.4.Sáp nhập xuyên biên giữa các tổ chức tài chính nước ngồi với các ngân hàng
trong nước.
Trong bối cảnh tự do hóa tài chính theo lộ trình của WTO, Việt Nam sẽ khơng tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt và xu hướng sáp nhập xun biên của các tổ chức tài chính
nước ngồi với các ngân hàng trong nước. Bời vì các ngân hàng nước ngoài ưa chuộng
việc mua lại các ngân hàng trong nước thay vì sẽ thành lập ngân hàng mới để tiết kiệm chi phí và thời gian gia nhập thị trường Việt Nam khi luật pháp Việt Nam cho phép.
Ngoài ra thương hiệu, nguồn lực về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý của các tổ chức nước ngoài cũng là hấp dẫn lớn đối với ngân hàng trong nước
Ưu điểm:
Khi sáp nhập, mua lại ngân hàng Việt Nam, các tổ chức tài chính nước ngồi sẽ tận dụng được nguồn lực có sẵn của ngân hàng trong nước như: sản phẩm, thị trường, cơ
sở vật chất…. Các ngân hàng nước ngoài sẽ đỡ tốn thời gian để có được giấy phép
thánh lập, giảm chi phí tiếp thị, tìm kiếm thị trường. Thay vào đó, sẽ thay thế cách
quản lý mới hiệu quả, ứng dụng các thành tựu công nghệ, kỷ thuật. Tạo sân chơi cạnh tranh, buộc các ngân hàng trong nước khơng ỷ lại mà phải liên tục cải tiến, hồn thiện mình nếu khơng muốn bị thâu tóm.
Nhược điểm:
Sáp nhập xuyên biên giới sẽ gây ra trở ngại trong văn hóa làm việc khác nhau khiến các nhân viên sẽ bị xáo trộn, khách hàng truyền thống khó thích ứng ngay với phong cách phục vụ mới. Bên cạnh đó, sự thay đổi chính sách vĩ mơ của chính phủ đối với
hoạt động ngân hàng nói riêng và các chính sách tiền tệ nói chung. 3.1.5. Sáp nhập Ngân hàng để thành lập tổ chức Ngân hàng
Giai đoạn đầu của quá trình sáp nhập, mua lại để củng cố ngành ngân hàng, Nhà nước khuyến khích thực hiện M&A theo chiều ngang giữa các ngân hàng kinh doanh
giống nhau để tạo ra các ngân hàng có quy mơ lớn, uy tín cao và hoạt động rộng khắp.
Giai đoạn tiếp theo thị trường đã có nhu cầu và hành lang pháp lý thơng suốt, sẽ có
nhiều vụ sáp nhập và mua lại theo khối giữa các ngân hàng và các cơng ty khơng có chức năng kinh doanh như ngân hàng như: chứng khoán , bảo hiểm, bất động sản… để tạo nên những tập đồn tài chính ngân hàng phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng theo
một chu trình khép kín, đồng thời đa dạng hóa rủi ro và đạt được những lợi thế nhờ quy
mô và cơ hội.
3.2.Mục tiêu phát triển các TCTD trong những năm tới và định hướng chiến
lược đến năm 2020
Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN, tạo nền tảng xây dựng được hệ thống TCTD hiện đại, đạt trình độ tiến tiến
trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở tách bạch chức
năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM.
Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo cam kết Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hóa và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngân ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đỗ vỡ ngân hàng ngồi sự kiểm sốt của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Đưa hoạt động quỹ nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả. Phát triển các NHTM NN và NHTM
CP.
Cơ cấu lại toàn diện các NHTM theo đề án cơ cấu lại các NHTM NN và Đề án
củng cố, chấn chỉnh các NHTM CP của thống đốc NHNN Việt Nam, cụ thể:
Tăng cường năng lực thể chế ( cơ cấu lại tổ chức và hoạt động)
Sắp xếp lại bộ máy hoạt động đồng nhất từ trung ương đến chi nhánh theo hướng
nâng cao hiệu quả kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế là điều cần thiết cho các
NHTM. Song song với việc mở rộng quy mô hoạt động, NHTM cần chú trọng nhiều
hơn tới vấn đề quản trị rủi ro, bảo đảm an tồn và hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, quản trị
nhận rủi ro; điều hành rủi ro cho phép; quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt; phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính; hiệu quả kinh tế … Để thực hiện tốt những nguyên tắc này, ngoài việc quản lý tốt tài sản nợ - tài sản có theo nguyên tắc của
Ủy ban Basel, xây dựng văn hóa quản trị lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho việc
áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quản trị rủi ro, các NHTM cần chú trọng nâng cao chất lượng cơng tác kiểm sốt nội bộ trên cơ sở áp dụng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, để phát hiện những tiềm ẩn rủi ro, có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và
chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngồi. Xúc tiến hiện diện thương mại (chi nhánh, liên doanh, văn phòng đại diện và hình thức pháp nhân khác) của các
NHTM Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực quốc tế. Mở rộng qui mô hoạt
động đi đôi với tăng cường năng lực kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu
quả kinh doanh. Phát triển các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam.
Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính)
NHTM Việt Nam cần từng bước một xây dựng chiến lược cụ thể nhằm nâng cao về
năng lực tài chính, đảm bảo các NHTM có đủ năng lực tài chính cả về quy mơ và chất lượng. Mỗi ngân hàng cần xây dựng lộ trình về tăng trưởng quy mơ vốn điều lệ, tổng tài
sản đi đôi với chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản, giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro, nợ xấu trong tín dụng…. Các NHTM có thể tăng vốn tự có nhờ lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc sáp nhập, hợp nhất, mua lại…
NHNN cần kiên quyết xử lý các NHTM cổ phần yếu kém- hiểm họa cho toàn hệ thống ngân hàng bằng các luật định nhưng vẫn đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho NHTM sáp nhập, mua lại để tăng khả năng hoạt động
kinh doanh, đảm bảo duy trì mức vốn tự có. Các tổ chức tín dụng yếu kém sẽ phải chịu
sự giám sát đặc biệt một cách chặt chẽ, toàn diện của NHNN về điều hành, quản trị, tài chính và hoạt động. Đặc biệt, NHNN quyết tâm thi hành tốt Quyết định 254/QĐ-TTg
về đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.
Từng bước cổ phần hóa các NHTM nhà nước theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm
ổn định kinh tế- xã hội cũng như nhiệm vụ của các ngân hàng với nền kinh tế quốc gia.
Mở rộng đường đi cho các nhà đầu tư nước ngồi, ngân hàng nước ngồi có tiềm lực tài chính, cơng nghệ, quản lý và uy tín mua cổ phiếu, tham gia vào ban quản trị, điều hành NHTM Việt Nam.
3.3.Giải pháp phát triển hoạt động sáp nhập, mua lại NHTM tại Việt Nam
3.3.1. Đối với các NHTM
3.3.1.1.Thay đổi tư duy nhận thức về hoạt động M&A
Tuy hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam đang dần diễn ra với tính chất tự nguyện nhiều hơn, vẫn cịn một số trường hợp diễn ra nhiều dưới hình thức bắt buộc, chỉ thực hiện M&A khi lâm vào tình trạng phá sản, hay chịu sự ép buộc từ phía NHNN. Điều này một phần do nhận thức của các NHTM Việt Nam về M&A chưa thực sâu sắc, chưa
xem xét M&A như một yếu tố tất yếu khách quan nên được nghiên cứu, phù hợp với
mục tiêu kinh doanh, phát triển của ngân hàng. Nhưng xu thế hiện nay sáp nhập, mua lại doanh nghiệp nói chung và sáp nhập, mua lại ngân hàng nói riêng đang là xu hướng tất yếu trên thế giới, và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Do đó, tư duy,
nhận thức về hoạt động M&A trong các NHTM cần được nâng cao hơn nữa, hạn chế những quan điểm sai lầm, gây cản trở và khó khăn trong hoạt động M&A ngân hàng.
Ban quản trị ngân hàng nói chung và các nhân viên ngân hàng nói riêng cần được tư vấn nhiều hơn, xây dựng cái nhìn tổng quan về hoạt động chiến lược này. Hoạt động M&A ngân hàng nếu có sự chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng và sự phù hợp giữa hai bên đối tác sẽ dễ dàng tạo ra hiệu quả “cộng hưởng” rất lớn. Các ngân hàng cần học hỏi
kinh nghiệm của các vụ sáp nhập, mua lại của các ngân hàng thế giới để tránh được
những thất bại và có được kết quả như mong muốn.
Thông tin là một phần không thể thiếu trong các thương vụ mua bán, nếu nắm bắt
được nhiều thơng tin của đối tác ta có thể hiểu rõ về họ. Và giúp cho các thương vụ có
thể thành công. Trong các hoạt động M&A cũng vậy, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị phần, quản trị …là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thơng tin khơng được kiểm sốt, minh bạch thì có thể gây nhiểu thiệt hại cho cả bên mua, bên bán. Đồng thời