1.4. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của các nhân tố
1.4.6. Giá dầu (OIL) và chỉ số giá chứng khoán
Giá dầu là một yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Một sự thay đổi giá dầu sẽ làm thay đổi chi phí sản xuất tạo áp lực lên thu nhập và lợi nhuận của cơng ty từ đó ảnh hưởng đến giá chứng khốn. Do tính chất quan trọng của nó đối với nền kinh tế, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa giá dầu và chỉ số giá chứng khoán, cụ thể như sau:
Gjerde và Saettem (1999), Tunah (2010) đã chỉ ra có mối quan hệ ngược chiều giữa giá dầu và chỉ số giá chứng khoán trên TTCK Nauy và Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả cho rằng khi giá dầu tăng các NĐT dự đốn nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng bất ổn và từ đó ảnh hưởng tâm lý NĐT cũng như những lo ngại về thu nhập của cơng ty dẫn đến giá chứng khốn giảm và ngược lại. Cheung và Ng (1998) cũng tìm thấy kết quả tương tự ở các nước Canada, Ý và Nhật Bản.
24
Ngược lại, Gogineni (2007),Yurtsever và Zahor (2007) chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa giá dầu và chỉ số giá chứng khoán. Ono (2011) chỉ ra ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, trong đó giá dầu ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi giá chứng khoán tại Ấn Độ và Nga và khơng ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi chứng khốn tại các nước Brazil và Trung Quốc.
Paresh Kumar Narayan và Seema Narayan (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của giá dầu đến chỉ số giá chứng khoán ở Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu theo ngảy trong giai đoạn từ ngày 28/07/2000 đến ngày 16/06/2008. Bài nghiên cứu áp dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số (ECM) và kiểm định đồng liên kết Johansen. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá dầu và chỉ số giá chứng khốn có mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn. Giá dầu có mối quan hệ cùng chiều với chỉ số giá chứng khốn trong dài hạn nhưng khơng có ý nghĩa trong ngắn hạn. Nguyên nhân tồn tại mối quan hệ trên theo tác giả là do sự gia tăng dòng vốn đầu tư từ nước ngồi chảy vào Việt Nam (ước tính tăng gấp đơi từ 0.9 tỷ USD năm 2005 lên 1.9 tỷ USD năm 2006, chiếm 3.1% GDP) và thay đổi chiến lược đầu tư từ đầu tư vào USD và gửi tiết kiệm vào ngân hàng chuyển sang đầu tư vào chứng khoán làm cho TTCK Việt Nam bùng nổ cùng thời điểm với giá dầu thế giới tăng mạnh.
Bảng 1.1: Tóm tắt khung lý thuyết các nhân tố kinh tế vĩ mô và TTCK
Nhân tố Lý thuyết bằng chứng và thực nghiệm
Cung tiền (M2)
Sohail và Hussain (2011); Maysami et al. (2004) và Eita (2011); Maysami và Koh (2000); Mukherjee và Naka (1995) và Rahman et al. (2009); Bagus (2009)
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI)
Fama (1981); Abdullah và Hayworth (1993); Ibraham và Yusoff (2001); Nishat và Shaheen (2004); Ratanapakorn và Sharma (2007); Liu và Sinclair (2008); Humpe và Macmillan
25
(2009); Rahman et al. (2009) và Sohail và Zakir (2010)
Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI)
Islam, Watanapalachaikul và Billington (2003); Maysami và Koh (2000); Mukherjee và Naka (1995); Fama và Schwert (1977); Geske và Roll (1983); Gultekin (1983); Nishat và Shaheen (2004) ;Sari và Soytas (2005); Humpe và Macmillan (2009); Alexakis, Apergis và Xanthakis (1996); Kaul (1990); Marshall (1992); Kandir (2008); Lee và Hamzah (2004); Mashayekh, Moradkhani và Jafari (2011); Firth (1979)
Tỷ giá hối đoái (EX)
Fama (1981); Menike (2006); Aydemir và Dermirhan (2009); Maysami et al. (2004); Mukherjee và Naka (1995), Sohail và Zalir (2010); Ho (2011)
Lãi suất (IR)
Murherjee và Naka (1995); Maysami và Koh (2000); Adjasi và Biekpe (2006); Eita (2011); Menike (2006); Sohail và Hussain (2011); Mashayekh et al. (2011)
Giá dầu (OIL)
Gjerde và Saettem (1999); Tunah (2010); Cheung và Ng (1998);Gogineni (2007),Yurtsever và Zahor (2007); Paresh Kumar Narayan và Seema Narayan (2010), Ono (2011)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp