Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) và chỉ số giá chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 27 - 29)

1.4. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của các nhân tố

1.4.2. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) và chỉ số giá chứng khoán

Các hoạt động kinh tế thực cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giải thích biến động chỉ số giá chứng khoán. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) thường được sử dụng để đo lường mức độ hoạt động kinh tế thực. Tuy nhiên, dữ liệu về GDP thường được công bố theo quý thay vì theo tháng nên các nhà nghiên cứu như Fama (1981), Abdullah và Hayworth (1993), Ibraham và Yusoff (2001), Nishat và Shaheen (2004), Ratanapakorn và Sharma (2007), Liu và Sinclair (2008), Humpe và Macmillan (2009), Rahman et al. (2009), Sohail và Zakir (2010) sử dụng chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) thay thế GDP để đo lường hoạt động kinh tế thực và nhận thấy rằng chỉ số sản xuất cơng nghiệp (IPI) có mối tương quan dương với chỉ số giá chứng khoán.

Nishat và Shaheen (2004) nghiên cứu mối tương quan xét trong dài hạn giữa chỉ số giá chứng khốn Kerachi ở Pakistan và một nhóm các biến kinh tế vĩ mô. Tác giả sử dụng dữ liệu theo tháng trong giai đoạn từ năm 1973 đến năm 2004 để tiến hành nghiên cứu của mình thơng qua mơ hình hiệu chỉnh sai số vector (VECM). Kết quả là chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) là yếu tố tác động tích cực nhất đến chỉ số giá chứng khoán. Ratanapakorn và Sharma (2007) nghiên cứu mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa sáu biến kinh tế vĩ

17

mơ và chỉ số giá chứng khốn của Mỹ (S&P 500) bằng cách sử dụng dữ liệu theo tháng trong giai đoạn từ tháng 01/1975 đến tháng 04/1999. Tác giả tìm thấy mỗi biến kinh tế vĩ mơ tác động đến chỉ số giá chứng khốn trong dài hạn nhưng lại khơng có tác động trong ngắn hạn qua kiểm định nhân quả Granger. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) và S&P 500 của Mỹ.

Humpe và Macmillan (2009) phân tích mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và sự biến động của TTCK Mỹ và Nhật xét trong dài hạn. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tháng kéo dài đến 40 năm. Tác giả cũng nhận thấy chỉ số sản xuất cơng nghiệp (IPI) có mối tương quan dương với chỉ số giá chứng khoán ở cả TTCK Mỹ và Nhật. Rahman et al. (2009) nghiên cứu mối tương quan giữa các biến kinh tế vĩ mô và chỉ số giá chứng khốn của Malaysia bằng cách sử dụng mơ hình VAR, trong đó dữ liệu được thu thập theo tháng trong giai đoạn từ tháng 01/1986 đến tháng 03/2008. Tác giả thấy rằng chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) có tác động đến chỉ số giá chứng khốn của Malaysia trong dài hạn bằng mơ hình vetor hiệu chỉnh sai số (VECM).

Sohail và Zakir (2010) kiểm định các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán của Pakistan xét trong ngắn hạn và dài hạn bằng kiểm định hiệu chỉnh sai số vector (VECM) và kiểm định đồng liên kết Johansen. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tháng trong giai đoạn từ tháng 11/1991 đến tháng 06/2008 và phát hiện ra rằng chỉ số sản xuất cơng nghiệp (IPI) có tương quan dương với chỉ số giá chứng khoán của Pakistan trong dài hạn. Nghiên cứu của Ali (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Dhaka (DSE) từ các biến kinh tế vi mơ và vĩ mơ dựa trên mơ hình hồi quy đa biến sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS). Qua nghiên cứu, Ali thấy rằng chỉ số sản xuất cơng nghiệp (IPI) có tương quan dương với chỉ số giá chứng khốn.

18

Nhiều nhà nghiên cứu phát hiện ra chỉ số sản xuất cơng nghiệp (IPI) có sự tương quan dương với chỉ số giá chứng khoán do chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) tăng dẫn đến lợi nhuận các công ty tăng. Việc các công ty tăng lợi nhuận sẽ làm tăng cổ tức chia cho các NĐT. Kết quả là, cổ tức tăng làm giá chứng khoán tăng và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)