Nhóm giải pháp liên quan đến cung cầu chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 97 - 99)

3.2.1 .Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách kinh tế vĩ mơ

3.2.4. Nhóm giải pháp liên quan đến cung cầu chứng khoán

- Khuyến khích phát triển các NĐT tổ chức bao gồm nhiều loại hình quỹ khác nhau như quỹ hưu bổng, quỹ tương hỗ,…Với quy trình định giá chun nghiệp, trình độ chun mơn cao và kỷ luật đầu tư nghiêm ngặt, các NĐT tổ chức sẽ giúp TTCK hoạt động hiệu quả hơn.

- Tăng nguồn cung cho thị trường từ các DNNN cổ phần hóa: trên lý thuyết việc đăng ký niêm yết hay không thuộc về đại hội đồng cổ đông công ty. Nhưng do đặc trưng các CTCP Việt Nam hầu hết xuất phát từ quá trình cổ phần hóa DNNN, quyền lực chi phối thực sự phần lớn vẫn thuộc về các cổ

87

đông nhà nước. Xuất phát từ tâm lý sợ mất quyền lợi, sợ phải đối mặt với minh bạch hóa thơng tin nên việc niêm yết rất ít được xem xét tới trong các kỳ đại hội cổ đông của các DN này. Để thay đổi được điều này nhất thiết phải có những biện pháp mạnh tương tự như q trình cổ phần hóa. Tuy nhiên việc tăng cung cũng cần diễn ra thận trọng từng bước. Bản chất thị trường là nơi gặp gỡ cung - cầu, giá cả được xác định trên quan hệ này. Khi đã có lượng cầu tương ứng, chắc chắn lượng cầu này cũng chỉ tập trung vào những cổ phiếu tốt. Thực tế TTCK Việt Nam đã chứng minh có nhiều cơng ty niêm yết lâu năm trên thị trường nhưng khối lượng giao dịch rất khiêm tốn là bài học cần rút kinh nghiệm. Như vậy, cùng với việc tăng cung cho thị trường, thì cần tăng cung có chất lượng như tạo điều kiện cho các NĐT chiến lược (trong và ngoài nước) mua chứng khoán của các DN Việt Nam để các DN Việt Nam cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản trị DN. Thực tế tại một số NHTM cổ phần có yếu tố nước ngồi cho thấy, khi có sự tham gia của NĐT nước ngồi với tỷ lệ cao, các NHTM đã nhanh chóng xóa đi những yếu kém về năng lực tài chính, trình độ cơng nghệ, cùng chia sẻ vì lợi ích của cả hai bên.

- Phát triển thị trường phái sinh là tất yếu cho xu thế phát triển bền vững của TTCK: Chứng khốn phái sinh là các cơng cụ tài chính phái sinh có nguồn gốc từ chứng khốn và có quan hệ chặt chẽ với chứng khốn gốc. Đây chính là cơng cụ tài chính đa năng và là cơng cụ quan trọng được sử dụng một cách linh hoạt để giúp các DN, các NĐT trên TTCK xử lý rủi ro về giá cả chứng khoán và giúp NĐT tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, việc phát triển TTCK phái sinh tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập như chính sách quản lý rủi ro thị trường của nhiều cơng ty chứng khốn tại Việt Nam vẫn chưa đủ chuẩn để tham gia vào thị trường, đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm quản lý rủi ro để phòng ngừa các sự cố liên quan đến các sự kiện gây biến

88

động giá cao. Để xây dựng được một một TTCK phái sinh phát triển thì phải thực hiện từng bước theo từng giai đoạn cụ thể, bắt đầu từ các sản phẩm đơn giản trước khi đưa ra những sản phẩm phức tạp hơn đồng thời cần xây dựng pháp chế, công nghệ và thu hút sự tham gia của nhiều thành viên nhằm xây dựng thanh khoản đồng thời bảo đảm sự an tồn của hệ thống và tài chính của các thành viên cũng như những thành phần tham gia thị trường. Các cơ quan chức năng nên bắt đầu quan tâm tới việc lên kế hoạch để mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài chuẩn bị xây dựng khung pháp lý và các tổ chức cần thiết như Trung tâm Bù trừ, quỹ bù trừ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)