Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phầ nở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 71 - 77)

như thế nào?

Trong toàn bộ đường lối phát triển kinh tế ở nước ta, mấu chốt của vấn đề không chỉ là phải đổi mới quan niệm về chế độ sở hữu, mà còn là vấn đề quan

niệm về thành phần kinh tế. Đối với chúng ta phải thực hiện một mơ hình kinh tế

mà trong đó tồn tại đồng thời nhiều loại hình sở hữu khác nhau là một chủ trương duy nhất đúng đắn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng, thế mạnh về kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển đất nước.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử:

“Chính quan hệ sở hữu - quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu các tư liệu sản xuất đã quy định địa vị của từng tập đoàn trong hệ thống sản xuất xã hội. Đến lượt mình, địa vị của từng tập đoàn người trong hệ thống sản xuất lại quy định cách thức mà các tập đoàn trao đổi hoạt động cho nhau, quy định cách thức mà các tập đồn tổ chức quản lý q trình sản xuất” [37, tr. 440].

Hơn nữa, chủ nghĩa Mác khẳng định: quan hệ kinh tế, QHSX là những quan hệ xã hội cơ bản quyết định mọi quan hệ về chính trị, pháp luật và tư tưởng... Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần xã hội. Chúng ta nắm giữ các tư liệu sản xuất cơ bản của xã hội và những vị trí then chốt trong nền kinh tế, thực chất là xác định vai trò chủ đạo của mình trong cơ sở kinh tế đối với các chủ sở hữu và thành phần kinh tế khác. Đây là những vấn đề có tính ngun tắc để cho sự vận hành của nền kinh tế theo đúng định hướng, đồng thời là điều kiện quyết định để đảm bảo kiến trúc thượng tầng chính trị được ổn định và phát triển. Đúng như C.Mác nhận định: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tồn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” [62, tr. 15].

Như trên đã trình bày, Đại hội X, Đảng xác định có năm thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Vai trị, ưu, nhược điểm, quá trình hình thành, phát triển và hướng hoàn thiện của từng thành phần kinh tế cũng như các tổ chức kinh tế tương ứng được xác định như sau:

- Kinh tế nhà nước: Đây là thành phần kinh tế được hình thành trên cơ sở

chế độ cơng hữu dưới hình thức sở hữu nhà nước (sở hữu toàn dân) được xác định giữ vai trò chủ đạo và “cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.

Kinh tế nhà nước bao gồm đất đai, tài nguyên, ngân sách nhà nước, ngân hàng nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ nhà nước và kinh tế các doanh nghiệp nhà nước.

Trong các yếu tố cấu thành kinh tế nhà nước nêu trên, đất đai, tài nguyên thiên nhiên có hạn và ngày càng cạn kiệt; ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia… đều do sự đóng góp (nộp thuế) của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế và người dân tạo thành. Vì thế, phải tạo ra mơi trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi để các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, trên cơ sở đó đóng góp được nhiều vào tiềm lực kinh tế nhà nước tạo ra lực lượng vật chất mạnh, là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế. Đặc biệt, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư kinh doanh và trực tiếp quản lý phải giữ vị trí then chốt, đi đầu, nêu gương về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật.

Đảng ta chủ chương phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng. Xây dựng các tổng công ty nhà nước đủ mạnh để làm nịng cốt trong những tập đồn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế như: dầu khí, điện, than, hàng khơng, đường sắt, vận tải, viễn dương, viễn thơng, cơ khí, luyện kim, hố chất, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán…

Đánh giá về vai trị của doanh nghiệp nhà nước cũng như mặt tích cực và hạn chế của nó trong thời gian qua, Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 3 khoá IX tháng 8 năm 2001 nêu rõ:

Mặt tích cực: Doanh nghiệp nhà nước đã góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, chi phối được các ngành, các lĩnh vực, sản phẩm then chốt của nền kinh tế, xuất khẩu, bảo đảm các sản phẩm quan trọng của nền kinh tế và đóng góp ngân sách nhà nước, bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ cấu và quy mô doanh nghiệp nhà nước bước đầu được điều chỉnh hợp lý hơn; năng lực sản xuất tiếp tục tăng, trình độ cơng nghệ và quản lý có tiến bộ, hiệu quả kinh tế - xã hội và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên; về cơ bản doanh nghiệp nhà nước thích ứng được với cơ chế thị trường, phát huy tốt hơn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán kinh doanh, thực hiện cổ phần hố bước đầu có kết quả.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhà nước cũng cịn có những mặt hạn chế, yếu kém, có mặt rất nghiêm trọng: quy mơ cịn nhỏ, cơ cấu cịn nhiều bất hợp lý; nhìn chung trình độ cơng nghệ cịn lạc hậu, quản lý cịn yếu kém; kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước; hiệu quả và sức cạnh tranh cịn thấp, nợ khơng có khả năng thanh tốn tăng lên.

Nguyên nhân của hạn chế trên chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan như: chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trị, vị trí, u cầu và giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, thành phần kinh tế nhà nước; quản lý còn yếu kém, cải cách hành chính chậm, cơ chế chính sách cịn nhiều điểm bất cập, chưa đồng bộ còn nhiều điểm chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN…

Để định hướng cho việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Hội nghị đã đề ra năm quan điểm chỉ đạo và những giải pháp cụ thể.

Theo đó, trước kết quả đổi mới và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp hiện có, phát triển thêm những doanh nghiệp ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng; thực hiện cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn, giao, bán, khoán, cho thuê… các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà Nhà nước không cần nắm; sát nhập, giải thể, cho phá sản các doanh nghiệp thua lỗ và khơng thực hiện được các giải pháp nói trên; tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… để tạo yếu tố đồng bộ trong phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nhà nước nói riêng.

- Kinh tế tập thể: là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu của các thành viên

hợp tác và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn hoạt động (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thành viên bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và người có nhiều vốn, cùng góp vốn, góp sức trên cơ sở tơn trọng ngun tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Đây là thành phần kinh tế có vai trị to lớn, hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Kinh tế tập thể được tổ chức chủ yếu dưới hình thức hợp tác xã. Các hợp tác xã được tổ chức trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ… trên cơ sở đóng góp cổ phần và lao động trực tiếp của xã viên. Mỗi xã viên có quyền như nhau khơng phân biệt mức độ đóng góp vốn nhiều hay ít; ngun tắc hành động là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Hợp tác xã có thể hoạt động đơn ngành hoặc đa ngành.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khố IX đã khẳng định vai trị to lớn, hết sức quan trọng của kinh tế tập thể, phân tích thực trạng để làm rõ những thành tựu và yếu kém của kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã kiểu mới, chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến hạn chế… từ đó đưa ra quan điểm phát triển

kinh tế tập thể là: Hợp tác xã kiểu mới phải thực sự được tổ chức trên cơ sở tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, cùng có lợi, quản lý dân chủ, bình đẳng…

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 được xác định là: “đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế” [28, tr 29].

Để đạt được mục tiêu trên, Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể như: thống nhất nhận thức chung trong toàn Đảng, toàn dân về sự cần thiết phát triển kinh tế tập thể; tạo lập mơi trường, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của liên minh hợp tác xã Việt Nam, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân nhân.

- Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế bao gồm cả tư bản tư nhân và cá thể, tiểu chủ. Đại hội X của Đảng xác định: kinh tế tư nhân có vai trị quan trọng,

là một trong những động lực của nền kinh tế.

Kinh tế cá thể tiểu chủ: là kinh tế dựa trên chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân và gia đình họ. Đây là kinh tế của những hộ nông dân cá thể, các chủ trang trại, các tiểu thương…

Kinh tế cá thể, tiểu chủ hoạt động rất đa dạng phong phú, giải quyết việc làm cho phần lớn lao động xã hội, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định rõ: “kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng và lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn” [28, tr 29].

Kinh tế tư bản tư nhân: là kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và quan hệ bóc lột lao động làm thuê, được tổ chức theo hình thức doanh nghiệp hoặc cơng ty.

Sự phục hồi và phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong những năm đổi mới đã góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nó góp phần tích cực tạo việc làm, tận dụng lao động xã hội, thu hút lượng đáng kể vốn đầu tư phát triển, đóng góp quan trọng vào GDP của đất nước, thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế và tạo ra cơ chế cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh. Vì thế, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: khuyến khích và phát triển rộng rãi kinh tế tư bản tư nhân trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm; tạo môi trường thuận lợi về chính sách pháp lý… tơn trọng, bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân…

Đại hội X, Đảng tiếp tục khẳng định: tiếp tục phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử; đảm bảo thực sự bình đẳng, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân phát triển…

- Kinh tế tư bản nhà nước: bao gồm các hình thức hợp tác, liên doanh giữa

Nhà nước với tư bản tư nhân trong hoặc ngoài nước.

Việc tổ chức các loại hình doanh nghiệp, các hình thức hợp tác, liên doanh thuộc thành phần kinh tế tư bản nhà nước là để nhằm thu hút nguồn vốn, công nghệ, năng lực, kinh nghiệm quản lý… của những nhà kinh doanh trong và ngoài nước nhằm tăng sức cạnh tranh và năng lực phát triển kinh tế.

- Kinh tế có vồn đầu tư nước ngồi: gồm các doanh nghiệp 100% vốn nước

ngoài hoặc liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Thành phần kinh tế này có tỷ trọng ngày càng lớn và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vì nó nhằm khai thác những tiềm năng, lợi thế so sánh và các nguồn ngoại lực từ phía các đối tác bên ngồi để thúc đẩy q trình phát triển kinh tế của đất nước.

Để thành phần kinh tế này phát huy được vài trị, tiềm năng của nó, phát triển và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước thì chúng ta đã đưa ra các giải pháp để khuyến khích phát triển.

Nhà nước đang dần hồn thiện pháp luật, cải thiện mơi trường pháp lý và kinh tế để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy là, cùng với sự phát triển trong nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam, các chính sách thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung nhằm cởi trói cho LLSX, QHSX và các thành phần kinh tế cũng phát triển hướng vào thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ mà Nhà nước đã định ra.

Từ những năm bắt đầu đổi mới đến nay, chúng ta đã từng bước nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn nội dung, vị trí và ý nghĩa của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Tuy nhiên, thực tiễn đời sống kinh tế hết sức sôi động, luôn vận động và biến đổi khơng ngừng. Chính vì thế, lý luận về các thành phần kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế cần phải tiếp tục được bổ sung và hồn thiện cho thích hợp với những điều kiện và hồn cảnh mới của nước nhà.

Tóm lại là, vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quan niệm mới của Đảng ta về vấn đề sở hữu được thể hiện tập trung ở chỗ chúng ta chủ trương thực hiện một nền kinh tế nhiều thành phần với chế độ sở hữu đa dạng, trong đó vai trị chủ đạo thuộc về kinh tế nhà nước. Đây là mơ hình kinh tế phù hợp với điều kiện của nước ta trên con đường quá độ lên CNXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 71 - 77)