Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 55 - 57)

Trước hết cần khẳng định rằng: kinh tế thị trường khơng phải là riêng có của CNTB, mà nó là kiểu tổ chức sản xuất xã hội là thành tựu của loài người đạt được ở giai đoạn phát triển TBCN.

Theo học thuyết của C.Mác thì lồi người phát triển từ thấp đến cao qua các hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên thuỷ - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến - Tư bản chủ nghĩa - Cộng sản chủ nghĩa. Nhưng xét theo tiến trình phát triển các kiểu tổ chức sản xuất xã hội, thì mới thấy có hai là: kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc và kinh tế hàng hố mà giai đoạn phát triển cao của nó là kinh tế thị trường. Như thế, giữa kiểu tổ chức sản xuất xã hội và hình thái kinh tế -xã hội không phải

là một khái niệm và đồng nhất. Một kiểu tổ chức sản xuất có thể tồn tại và phát triển trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội.

Có quan niệm cho rằng, kinh tế thị trường là riêng có của CNTB. Với nhận thức của chủ nghĩa Mác thì rõ ràng điều khơng thể chối cãi là, kinh tế thị trường không phải là kiểu tổ chức sản xuất riêng của CNTB và nó càng khơng phải là CNTB.

Dưới CNXH, do yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản và trực tiếp là quy luật tăng năng suất lao động khơng ngừng, trình độ chun mơn hố lao động ngày càng cao, có nhiều ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Mặt khác, dưới CNXH cịn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm như sở hữu nhà nước (toàn dân), sở hữu tập thể, sở hữu hộ gia đình… Như thế, dưới CNXH cả hai điều kiện của sản xuất hàng hố cịn tồn tại và kinh tế thị trường tồn tại là một tất yếu khách quan.

Nước ta đang trong những chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH. Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ này ở nước ta là: Từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN (bỏ qua chế độ TBCN). Vì thế, chúng ta đang nỗ lực tiến hành CNH, HĐH, nhanh chóng hình thành một nền sản xuất lớn XHCN với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hoá, khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Q trình đó tất yếu phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phân công lại lao động giữa các ngành nghề, các vùng, miền và sự chuyên mơn hố lao động ngày càng cao. Mặt khác, từ một nền sản xuất hàng hoá nhỏ đi lên, lẽ dĩ nhiên nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Hơn nữa, trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đặt ra và chủ động hội nhập và cạnh tranh được trên trường quốc tế, chúng ta cần và phải xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển ở trình độ cao, vận hành theo cơ chế thị trường. Đó chính là nền kinh tế thị trường.

Như trên đã đề cập, nền kinh tế thị trường tự do, bên cạnh những ưu điểm, cịn có nhiều nhược điểm, mặt trái khơng phù hợp với chế độ XHCN mà chúng ta đang xây dựng.

Mục tiêu XHCN của chúng ta là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để xây dựng một chế độ xã hội như thế chúng ta chấp nhận phát triển nền

kinh tế thị trường, nhưng không phải là nền kinh tế thị trường tự do mà là nền kinh

tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

Định hướng XHCN có nghĩa là khơng để cho kinh tế thị trường phát triển tự do mà phải có sự quản lý của Nhà nước, của dân, do dân và vì dân.

Những gì là phù hợp với mục tiêu XHCN, là mặt tốt của kinh tế thị trường, thì Nhà nước cần khai thác, phát huy, tạo điều kiện để phát triển. Ngược lại, những gì là mặt trái của nó khơng phù hợp với mục tiêu XHCN cần được hạn chế, loại bỏ.

Việc quản lý Nhà nước theo định hướng XHCN đảm bảo cho kinh tế thị trường phát triển phù hợp với mục tiêu XHCN mà toàn Đảng, toàn dân ta đã lựa chọn.

Như vậy, từ một nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường một cách tự do hay nền kinh tế thị trường tự do đến nền kinh tế XHCN tất yếu phải là nền kinh tế thị trường XHCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 55 - 57)