* Nền kinh tế hàng hoá:
Hàng hoá theo quan điểm của Mác là sản phẩm của lao động, được sản xuất ra để trao đổi trên thị trường. Nó có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, khái niệm hàng hoá rất rộng. Hàng hố là tất cả những gì có thể thoả mãn được nhu cầu của con người và được cung ứng ra thị trường để trao đổi, để bán. Như thế, hàng hố khơng những là vật thể mà nó cịn bao gồm cả những thứ phi vật thể - dịch vụ. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tơi khơng đi phân tích sâu về khái niệm hàng hố mở rộng mà chỉ giới hạn trong khái niệm hàng hoá truyền thống, đồng thời cũng là khái niệm hàng hoá
đã được xác định trong Luật thương mại của Nước cộng hoà XHCN Việt Nam
hiện hành (ban hành ngày 10 - 5 - 1997), theo đó hàng hố có hình thể và dịch vụ (vơ hình) tách biệt.
Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại với hai điều kiện: Một là, sự phân công lao động xã hội. Hai là, có chế độ tư hữu hoặc các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra.
Sản xuất hàng hoá là một phạm trù lịch sử gắn liền với hai điều kiện nêu trên. Khi nào hai điều kiện đó cịn tồn tại, thì sản xuất hàng hố cịn tồn tại. Nó chỉ mất đi khi ít nhất một trong hai điều kiện đó khơng cịn.
Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức sản xuất xã hội tồn tại và phát triển trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, đi từ giản đơn (sơ khai) đến phức tạp (hiện đại).
Nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất hàng hoá là chủ yếu (kiểu tổ chức sản xuất hàng hố giữ vai trị chi phối, thống trị) được gọi là nền kinh tế hàng hoá.
Nền kinh tế hàng hoá dựa trên sở hữu tư nhân hoặc các hình thức sở hữu khác nhau nên có nhiều thành phần kinh tế tham gia như kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế nhà nước v.v.
Sản xuất hàng hoá địi hỏi phải có thị trường để trao đổi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hố, ở đâu có sản xuất hàng hố ở đó có thị trường. Thị trường là gì? Do có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, nên cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. Từ các định nghĩa
đó, tơi có thể khái qt như sau về khái niệm thị trường. Thị trường là nơi gặp gỡ
giữa cung và cầu, giữa tập người bán và tập người mua để thực hiện việc mua - bán hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ.
Trong định nghĩa này “nơi” được hiểu khơng chỉ là vị trí địa lý mà bao gồm cả khơng gian và thời gian, cịn “gặp gỡ” được hiểu là sự thoả thuận các điều kiện
mua bán như số lượng, chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ… * Thị trường hàng hố có các chức năng cơ bản là:
Chức năng thừa nhận và thực hiện: Thị trường thừa nhận và thực hiện tổng cung, tổng cầu, cơ cấu cung, cầu hàng hoá, dịch vụ; thừa nhận quan hệ cung - cầu và thực hiện cân bằng cung - cầu từng thứ hàng hoá và dịch vụ; thừa nhận và thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hố (thơng qua việc bán được hàng); thừa nhận và thực hiện các hoạt động trao đổi (mua bán) hàng hoá, dịch vụ.
Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất kinh doanh. Thơng qua nhu cầu thị trường, người sản xuất chủ động di chuyển tư liệu sản xuất, vốn, lao động từ ngành này sang ngành khác, từ sản xuất kinh doanh sản phẩm khác để có lợi nhuận cao hơn.
Thông qua hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường, người sản xuất có lợi thế cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát triển sản xuất. Người sản xuất chưa tạo được lợi thế phải vươn lên để thoát khỏi nguy cơ phá sản. Kết quả là tạo ra những động lực phát triển.
Thị trường chỉ thừa nhận chi phí sản xuất hàng hố ở mức thấp hơn hoặc bằng mức xã hội cần thiết (mức trung bình). Do đó, nó kích thích tiết kiệm chi phí, tiết kiệm lao động.
Chức năng thông tin: thị trường trao đổi hàng hố dịch vụ… thơng tin cho người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng biết tổng lượng cung - cầu, quan hệ cung - cầu và giá cả của từng thứ hàng hoá, dịch vụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, chất lượng sản phẩm, việc mua bán, hướng vận động của hàng hoá, các quan hệ tỷ lệ trao đổi và các điều kiện dịch vụ cho mua, bán hàng hoá… Các thơng tin này có vai trị quan trọng, giúp cho các chủ thể tham gia thị trường có quyết định đúng đắn.
Từ các chức năng trên, thị trường nói chung và thị trường hàng hố, dịch vụ nói riêng có vai trị quan trọng đối với sản xuất, kinh doanh và quản lý kinh tế, xã hội. Tầm quan trọng đó được thể hiện ở chỗ: thị trường là tất yếu, khơng thể thiếu được của sản xuất hàng hố. Người sản xuất kinh doanh muốn bán được hàng phải có thị trường tiêu thụ hàng hố. Nó là nơi kiểm nghiệm tính hợp lý của các chi phí sản xuất. Lưu thơng hàng hố, nơi cung
cấp thông tin hướng dẫn các chủ thể sản xuất kinh doanh lựa chọn ngành nghề, mặt hàng và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả…
Trong quản lý kinh tế - xã hội, thị trường là căn cứ để kế hoạch hoá sản xuất, kinh doanh và là nơi Nhà nước tác động vào quá trình kinh doanh và các đơn vị cơ sở.