Về tổ chức quản lý:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 77 - 84)

Trong hệ thống của QHSX, các quan hệ về mặt tổ chức, quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định một cách trực tiếp quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể. Bằng cách nắm bắt các nhân tố xác định của nền sản xuất, điều khiển và tổ chức cách thức vận động của các nhân tố đó, các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm các quá trình khách quan của sản xuất.

Các quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất ln ln có xu hướng thích ứng với kiểu quan hệ sở hữu thống trị của mỗi nền sản xuất cụ thể. Do vậy, việc sử dụng hợp lý các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất sẽ cho phép tồn bộ hệ thống QHSX có khả năng vươn tới tối ưu. Trong trường hợp ngược lại, các quan hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu, ảnh hưởng tiêu cực đến

tế nhiều thành phần cũng đòi hỏi phải đổi mới tương ứng về cơ chế quản lý phân phối, chính sách kinh tế - xã hội.

Vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX cùng với việc công nhận và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là sự chuyển đổi rõ ràng, căn bản nhất trong công cuộc đổi mới.

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động kinh tế của từng đơn vị cơ sở đến toàn ngành, cả nước đều được kế hoạch hoá theo những chỉ tiêu pháp lệnh nhà nước một cách cứng nhắc, làm theo mệnh lệnh, bên dưới phải phục tùng cấp trên…

Cơ chế quản lý như vậy đã khơng cịn phù hợp với thời bình ở nước ta trước những năm đổi mới. Nó đã bộc lộ những hạn chế làm kìm hãm sự phát triển LLSX, phát triển kinh tế, làm cho đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Nhận thức được những điểm hạn chế trên cơ sở phê phán cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu, Đại hội VI đã đề ra phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là: “xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế”. Vì thế Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI của Đảng (12 - 1986) được xem như là cái mốc của quá trình đổi mới ở Việt Nam.

Xây dựng cơ chế quản lý mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX hiện tại là nội dung quan trọng của đường lối đổi mới. Theo đó:

“tính kế hoạch” là đặc trưng số một và việc “sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng hoá tiền tệ là đặc trưng thứ hai của cơ chế mới về quản lý kinh tế. Việc sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ phải gắn với thị trường, phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, phải hạch tốn kinh tế, tơn trọng và vận dụng các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá…Nền kinh tế phải được quản lý bằng các phương pháp kinh tế là chủ yếu, kết hợp hài hòa 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể, người lao động…”

Như vậy, tuy chưa diễn đạt rõ hơn các nghị quyết Đại hội VII, IX là: “phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự

quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng cùng với việc

công nhận nhiều chế độ sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế như nêu ở trên, Đại hội VI của Đảng đã xác định rõ một cơ chế quản lý kinh tế mới là: “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Vậy, cơ chế quản lý kinh tế mới - “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” như thế nào?

Thứ nhất, đã là cơ chế thị trường thì nền kinh tế phải vận hành với đầy đủ

các đặc trưng của cơ chế đó (đã nêu ở phần trước). Phải có các chủ thể kinh tế thuộc nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Các chủ thể này được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, các quan hệ bị chi phối bởi các quy luật phổ biến của nền kinh tế hàng hoá.

Thứ hai, đòi hỏi phải tạo lập đồng bộ các loại thị trường. Bên cạnh thị

trường hàng hoá, dịch vụ, phải phát triển cả thị trường các yếu tố sản xuất như: vốn, sức lao động, khoa học - cơng nghệ…

Thứ ba, phải có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình kinh tế, xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì trật tự pháp luật, phát triển kinh tế, xã hội theo những mục tiêu của đất nước trong từng thời kỳ.

Quản lý nhà nước đươc thực hiện trên phạm vi toàn bộ hoạt động xã hội, nhưng quản lý về kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu.

Quản lý nhà nước về kinh tế, nhất là kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Đối với nước ta lựa chọn con đường phát triển XHCN với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ văn minh, thì việc quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là đương nhiên.

Một là, xây dựng hệ thống pháp luật về kinh tế.

Hai là, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát nhằm điều chỉnh hành vi kinh tế

của các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường, theo đúng luật pháp, chính sách của Nhà nước.

Ba là, can thiệp vào thị trường bằng chính sách và thực lực kinh tế của Nhà

nước khi cần thiết.

Song song với quản lý nền kinh tế thị trường, Nhà nước cũng phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là việc hạn chế những tiêu cực- mặt trái của cơ chế thị trường sinh ra, đảm bảo việc làm, thu nhập, phát triển văn hoá, giáo dục, công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển kinh tế, kể cả khi kinh tế còn phát triển ở mức thấp để từng bước thực hiện mục tiêu XHCN.

* Về phân phối:

Phân phối bao gồm phân phối sản phẩm làm ra và phân phối các nguồn lực đầu vào của sản xuất kinh doanh; trong đó có phân phối qua việc thu, chi ngân sách nhà nước … là một đề tài rộng lớn. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn vấn đề trong việc đổi mới tư duy và chính sách phân phối của Đảng với góc độ là một mặt của QHSX để thấy rõ hơn sự vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.

Liên quan đến đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là vấn đề đổi mới phương

thức phân phối sản phẩm xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra mối quan hệ

biện chứng giữa quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất và trình độ tổ chức quản lý sản xuất với quan hệ phân phối sản phẩm. Chính quan hệ sở hữu và trình độ tổ chức quản lý sản xuất là cái quyết định phương thức phân phối sản phẩm cho các tập đoàn người theo địa vị của họ đối với hệ thống sản xuất. Về vấn đề này, Mác và Ăngghen, ở tầm khái quát nhất đã chỉ ra rằng: "Định nghĩa quyền sở hữu tư sản khơng phải là gì khác mà là trình bày tất cả những quan hệ xã hội của sản xuất tư sản" [60, tr. 234]. Mặc dù quan hệ sở hữu và trình độ tổ chức quản lý sản xuất có vai trị quyết định phương thức phân phối sản phẩm, nhưng khi phương thức phân phối đó được triển khai trên thực tế, đến lượt nó sẽ tác động tích cực trở lại quan

hệ sở hữu và trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Sự tác động trở lại của phương thức phân phối sản phẩm đến chế độ sở hữu theo hai chiều. Nếu phương thức phân phối sản phẩm phù hợp với chế độ sở hữu và trình độ tổ chức quản lý sản xuất sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển.Ngược lại, nếu phương thức phân phối sản phẩm không phù hợp với chế độ sở hữu và trình độ tổ chức quản lý sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển.

Mặc dù bị phụ thuộc vào chế độ sở hữu và cơ chế tổ chức quản lý sản xuất. Song, do có chức năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người, nên các quan hệ phân phối là chất "xúc tác" của các quá trình kinh tế - xã hội. Chế độ sở hữu và trình độ tổ chức quản lý sản xuất này sẽ tạo ra những điều kiện và động lực mới để phương thức phân phối sản phẩm ngày càng tiến bộ. Cứ như vậy chúng là nhân quả của nhau, thúc đẩy nhau cùng tiến lên phía trước. Trường hợp ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển lẫn nhau, và như vậy, kìm hãm sức phát triển của LLSX và sự phát triển của CNXH.

Trước đổi mới (1986), do chúng ta chỉ thừa nhận một chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức: sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể nên về mặt phân phối sản phẩm làm ra chúng ta cũng chỉ chấp nhận một nguyên tắc phân phối XHCN - phân phối theo lao động.

Về mặt lý thuyết thì thế, nhưng trên thực tế chúng ta đã thực hiện một chế độ phân phối bao cấp, mang nặng tính bình qn với phương thức phân phối và thủ tục phức tạp, trong đó tiền lương mang ý nghĩa tượng trưng, còn phân phối hiện vật là chủ yếu. Việc phân phối các nguồn lực giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng, miền cũng chưa hợp lý. Thu - chi ngân sách mất cân đối nghiêm trọng.

Hình thức phân phối theo kiểu bao cấp, bình quân hợp lý khi đất nước cịn chiến tranh nhưng đến thời bình thì nó khơng cịn phù hợp, bộc lộ nhiều hạn chế. Đảng ta nhận thức được những hạn chế này và đã dần đưa ra các chính sách điều chỉnh.

Song, có thể nói cái mốc để xố bỏ chế độ bao cấp trong phân phối là từ Hội nghị BCH TW lần 8 khoá V họp tháng 6 - 1985. Đây là hội nghị chuyên đề

của Đảng, bàn và quyết định cải cách một bước giá cả, tiền lương, tài chính, tiền tệ để xố bỏ quan liêu bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN. Hội nghị đã quyết định phải thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN, thì mới thúc đẩy mạnh được sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp trong giá và lương là u cầu cấp bách, là khâu đột phá có tính chất quyết định để chuyển hẳn sang nền kinh tế hạch toán kinh doanh XHCN.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khoá V về giá - lương - tiền là kết quả rút ra từ thực tiễn và kinh nghiệm của Đảng và Nhà nước trong những năm trước đó, thể hiện sự chuyển hướng mạnh mẽ trong chương trình của Đảng và Nhà nước ta.

Đến Đại hội VI, Đảng ta xác định: “phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu qủa kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội…Phân

phối và phân phối lại hợp lý các thu nhập” [26, tr 92]. Đây là chế độ phân phối

đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta.

Chế độ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Đảng ta xác định ở trên là đúng đắn vì nó phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và thực tế nền kinh tế nước ta trong thời kỳ q độ. Nó kích thích người lao động và cả những người sở hữu tư liệu sản xuất tích cực phát huy mọi tiểm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế. Chế độ phân phối đó cịn là sự sáng tạo của Đảng ta, vì nó khơng dập khn theo một mơ hình có sắn nào đó trên thế giới mà hồn tồn xuất phát từ tư duy và đường lối độc lập, tự chủ của Đảng, trên cơ sở nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta.

Như vậy là, phân phối hiện nay không chỉ dừng lại ở phân phối theo lao động, mà còn bao gồm phân phối theo các yếu tố của các quá trình sản xuất như vốn, lao động, tri thức..., hơn nữa việc phân phối còn phải đảm bảo định hướng XHCN là phát triển LLSX, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật

của CNXH và từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Phân phối theo lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác sẽ động viên tối đa sức sáng tạo và mọi cống hiến, mọi nguồn lực có thể có của xã hội vào việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh làm tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế, tạo ra của cải vật chất vững chắc để chúng ta tiến hành xây dựng thành công CNXH. Cịn, phân phối thơng qua phúc lợi xã hội sẽ làm cho sự chênh lệch quá mức trong phân phối thu hẹp lại và góp phần làm giảm những yếu tố tiêu cực về mặt xã hội do cơ chế thị trường tạo ra.

Từ những phân tích trên có thể tóm tắt, những thành tựu của Đảng ta trong vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong đổi mới kinh tế như sau:

Vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, Đảng ta đã phân tích mâu thuẫn giữa hai mặt của phương thức sản xuất của nước ta. Đó là, trong khi LLSX còn ở mức rất thấp, nhưng chúng ta lại chủ quan, duy ý chí chủ trương đẩy QHSX lên mức quá cao. Như vậy là không những vi phạm quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử mà cịn khơng xuất phát từ biện chứng khách quan của đất nước. Do đó, muốn nền kinh tế phát triển, phải tôn trọng quy luật, phải xuất phát từ thực tiễn mà đề ra đường lối phát triển kinh tế.

Chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, với nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các loại hình sở hữu, đổi mới cơ chế quản lý và chế độ phân phối sản phẩm đã chứng tỏ rằng, Đảng đã vận dụng đúng đắn quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX về phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn vào hiện thực kinh tế của đất nước.

Chính sự nắm vững quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX đã giúp Đảng ta giải quyết một cách khoa học giữa mục tiêu kinh tế và phương tiện để đạt mục tiêu đó. Trong khi kiên trì mục tiêu CNXH, Đảng vẫn chủ

trương kiến tạo nền kinh tế thị trường, sử dụng linh hoạt nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, coi đó là phương tiện để có CNXH.

Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX được Đảng ta vận dụng trong đổi mới kinh tế còn thể hiện đậm nét ở chỗ: Từ chỗ khẳng định sự tồn tại của kinh tế thị trường ở nước ta còn lâu dài, đã quyết định phát triển nền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 77 - 84)