Cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 52 - 55)

Cái cốt lõi của một nền kinh tế, đồng thời là các tiêu chí để phân biệt nền kinh tế này với nền kinh tế khác chính là cơ chế vận hành của nó.

Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Đó là tổng thể hữu cơ các mối quan hệ kinh tế, biểu hiện ở các yếu tố cung, cầu, giá

kinh tế thị trường, đảm bảo nền kinh tế thị trường có thể tự vận động, tự điều tiết. Nói cách khác, cơ chế thị trường là cơ chế vận động của nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, trong đó các mối quan hệ kinh tế được biểu hiện chủ yếu qua mua bán hàng hoá, dịch vụ bằng tiền và bị chi phối bởi các quy luật kinh tế phổ biến của nền kinh tế hàng hoá. Đặc trưng nổi bật của cơ chế thị trường là:

+ Sản xuất và bán hàng theo nhu cầu thị trường. Người sản xuất kinh doanh cái gì? Sản xuất kinh doanh như thế nào? Bán hàng cho ai? Hoàn toàn do thị trường (chủ yếu nhu cầu thị trường) quyết định, chứ không phải theo mệnh lệnh từ trên xuống như cơ chế kế hoạch hoá tập trung.

+ Các quan hệ mua - bán, hàng - tiền, cung - cầu và giá cả là quan hệ phổ biến và được tôn trọng.

+ Trên thị trường, với mọi người (mọi chủ thể), mọi thành phần kinh tế được tự do hành nghề, liên kết, hợp tác và cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ pháp luật.

+ Động lực của sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận.

+ Quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường là các quy luật phổ biến của nền kinh tế hàng hoá, bao gồm: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh.

Quy luật giá trị địi hỏi việc sản xuất và trao đổi hàng hố phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết, cụ thể là hao phi lao động cá biệt để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá nào đó phải ngang bằng hoặc thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó và việc trao đổi phải dựa trên cơ sở ngang giá.

Tuân theo quy luật này, người sản xuất, kinh doanh mới có lãi, tồn tại và phát triển. Ngượi lại, sẽ thua lỗ và phá sản.

Quy luật giá trị có những tác dụng chủ yếu là: Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hố; Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động; góp phần phân hoá những người sản xuất, kinh doanh hàng hoá thành người giàu, người nghèo.

Quy luật cung - cầu đòi hỏi trên thị trường lượng cung về một thứ hàng hố, dịch vụ nào đó phải phù hợp với lượng cầu về nó và cung - cầu phải cân đối với nhau, thì kinh tế và đời sống mới phát triển ổn định. Nếu cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến thiếu hàng hoá, giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đầu vào của sản xuất và đời sống không ổn định, nhất là những người làm cơng ăn lương sẽ gặp khó khăn. Nếu cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến thừa hàng hố, khơng tiêu thụ được, sản xuất bị đình trệ và đời sống của những người sản xuất cũng khó khăn.

Quy luật cung - cầu có tác dụng buộc người sản xuất, kinh doanh phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, sở thích của khách hàng về số lượng, chất lượng, giá cả hàng hoá, dự đoán sự biến động của nhu cầu, phát hiện các nhu cầu mới để cải tiến chất lượng, mẫu mã, hình thức cho phù hợp, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, giá bán để có thể chiếm lĩnh thị trường, giành ưu thế trong cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cao. Qua đó, làm cho sản xuất, kinh doanh phát triển, hàng hoá phong phú, đa dạng, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và tiết kiệm lao động xã hội.

Quy luật cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh về kinh tế giữa những người tham gia thị trường nhằm giành thuận lợi và lợi ích cho mình. Cạnh tranh trên thị trường có tác dụng buộc người sản xuất, kinh doanh phải phấn đấu giảm chi phí để hạ giá thành, giá bán, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, dành một phần lợi nhuận để đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh còn làm cho sản xuất gắn chặt với nhu cầu tiêu dùng và đào thải những chủ thể sản xuất, kinh doanh yếu kém.

Bên cạnh những tác dụng tích cực nêu trên, cạnh tranh cũng có những nhược điểm như làm phát sinh mâu thuẫn giữa người tiêu dùng, người làm thuê với chủ doanh nghiệp giữa các chủ thể doanh nghiệp với nhau, giữa lợi ích trước mắt của cá nhân với lợi ích lâu dài của cộng đồng, của đất nước và phân hoá những người sản xuất kinh doanh… Do đó, các nhà nước thường có luật để quản lý nhằm: chống hạn chế cạnh tranh, chống độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh, chống bán phá giá hàng hố bảo hộ và khuyến khích có chọn lọc sản xuất hàng hoá trong nước…

Ba quy luật trên với yêu cầu, tác dụng của chúng đã chi phối mạnh mẽ quan hệ kinh tế và tạo nên cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường - Cơ chế thị trường.

Cơ chế thị trường có ưu điểm là giải phóng mọi tiềm năng và tạo ra động lực cho sản xuất, kinh doanh phát triển. Kết quả là số lượng, chất lượng hàng hoá ngày càng tăng, cơ cấu hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng, lưu thông phân phối rộng khắp, thuận tiện cho người mua, giá cả hàng hoá ổn định…

Bên cạnh những ưu điểm trên, cơ chế thị trường cũng có nhiều nhược điểm như: Do thiếu kế hoạch hố trên phạm vi tồn xã hội, nên ở chừng mực nào đó gây lãng phí các nguồn lực, mơi trường tự nhiên bị hủy hoại nhanh, làm nảy sinh chủ nghĩa thực dụng, tư tưởng chạy theo lợi nhuận đơn thuần, đề cao giá trị đồng tiền một cách quá đáng dẫn đến tính cánh kiếm tiền bằng mọi giá, thậm chí vi phạm pháp luật, chà đạp lên luân thường đạo lý, phân hoá xã hội thành người giàu, người nghèo…

Những nhược điểm trên là những mặt trái của cơ chế thị trường, không phù hợp với xã hội XHCN mà chúng ta đang xây dựng, nên cần phải được hạn chế và loại bỏ.

2.1.2 . Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)