Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 57 - 59)

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có những nội dung cơ bản sau:

- Mục đích của kinh tế thị trường là sự phát triển LLSX, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển LLSX hiện đại gắn liền với xây dựng QHSX phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý, phân phối.

- Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng QHSX theo định hướng XHCN là thúc đẩy phát triển LLSX, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.

- Có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo: kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Chế độ sở hữu công cộng (cộng hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu sẽ từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi CNXH được xây dựng xong về cơ bản.

- Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước XHCN bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sản xuất phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực, bảo vệ lợi ích người lao động.

- Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.

- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển..

- Tăng trưởng kinh tế đi đơi với phát triển văn hố và giáo dục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Đến Đại hội X (2006), một lần nữa, Đảng xác định nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị

trường, vừa có sự điều tiết của Nhà nước. Các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường được tôn trọng. Các thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế

dược vận dụng một cách hợp lý. Nền kinh tế chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế XHCN.

Thứ hai, là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực

kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

Thứ ba, là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hội

nhập kinh tế quốc tế thành công.

Thứ tư, việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động và

theo hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn. Chú trọng phân phối lại qua phúc lợi xã hội. Việc phân bổ các nguồn lực vừa được tiến hành theo hướng nâng cao hiệu quả, vừa theo hướng giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Thứ năm, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và

nhân dân được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.

Từ nội dung cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nêu trên, ta thấy rõ nền kinh tế của chúng ta đang xây dựng vừa mang cái phổ biến của mơ hình kinh tế thị trường nói chung, vừa mang cái đặc thù của định hướng XHCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 57 - 59)