7. Kết cấu luận văn
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng hiệu quả hoạt độngtín dụng của ngân hàng
Để có thể nâng cao được hiệu quả hoạt độngtín dụng NH đối với doanh nghiệp (cả về NH và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngtín dụng NH để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực.
1.3.1. Yếu tố bên ngoài
Hiệu quả hoạt động tín dụng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bên ngoài như sau:
Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa: tùy thuộc vào chính sách tiền tệ và tài chính của Nhà nước, theo hướng mở rộng hay thắt chặt tiền tệ, thông qua công cụ như dự trữ bắt buộc, chính sách chiết khấu, chính sách thị trường mở, chính sách lãi suất. Khi nhà nước muốn thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt buộc các NHTM cũng phải hạn chế tín dụng và ngược lại khi Nhà nước muốn thi hành chính sách tiền tệ nới rộng, các NHTM phải mở rộng tín dụng. Ví dụ như việc thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng NH là kết quả nổi bật trong thời gian qua, góp phần quan trọng trong việc giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân trong nền kinh tế.
Pháp luật của nhà nước: Một hệ thống pháp lý ổn định và thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM hoạt động hiệu quả đi vào quỹ đạo ổn định, ngăn chặn kịp thời những rủi ro, những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao được hiệu quả tín dụng đồng thời NHNN có thể kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia.
Môi trường kinh doanh: Hoạt động của NHTM chủ yếu là dựa vào việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tiến hành cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Mọi biến động của kinh tế vĩ mơ đều có các tác động đến quy mơ và chất lượng của nguồn vốn huy động cũng như dư nợ cho vay. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, các công cụ như: dự trữ bắt
buộc, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu… phát huy tích cực vai trị của nó sẽ giúp cho NHNN có thể kiểm sốt lượng tín dụng tăng trưởng cho nền kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng chảy vào những ngành nghề then chốt, trọng điểm để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Bên cạnh đó, mơi trường kinh doanh ổn định là điều kiện tiền đề để hoạt động tín dụng của NHTM đi vào quỹ đạo ổn định, nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra.
Sự cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của mọi thành phần doanh nghiệp. Lãi suất, chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng,… của các NH khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của NH thương mại.
1.3.2. Yếu tố bên trong
Ngoài các yếu tố bên ngoài, các yếu tố bên trong ngân hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động tín dụng như:
Nguồn nhân lực: Yếu tố con người là yếu tố hàng đầu để hoạch định chính sách kinh doanh của NH nói chung và hoạch định chính sách tín dụng nói riêng. Thơng thường, tùy khả năng chun mơn, quản lý của đội ngũ nhân viên mà các NHTM mở rộng tín dụng trong phạm vi mà nhân viên mình có thể quản lý được nhằm tránh hoặc hạn chế rủi ro. Hơn nữa, tùy thuộc vào nhân viên có khả năng kinh nghiệm trong những lĩnh vực nào mà đầu tư tín dụng vào lĩnh vực đó. Xây dựng và có được đội ngũ nhân viên NH sẽ tăng khả năng và chất lượng phục vụ KH, đồng thời sẽ tạo được vị trí và hình ảnh của NH qua sự hài lịng của KH.
Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin: Việc nâng cao chất lượng quản lý và hoạt động, đẩy mạnh dịch vụ NH điện tử và sẵn sàng tiến đến công nghệ NH thế hệ mới nhằm tối ưu hóa hoạt động là mục tiêu của hầu hết các NHTM.
toàn trong kinh doanh là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM. Ngồi ra, tính chất lành mạnh của các khoản tín dụng thuộc về mặt đạo đức xã hội của nhà kinh doanh NH.
Mạng lưới kinh doanh: Mạng lưới hoạt động của NH càng rộng khắp thì có được nhiều cơ hội tiếp cận KH cũng như cung cấp các sản phẩm của NH một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.