7. Kết cấu luận văn
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng hiệu quả hoạt độngtín dụng của PNB
2.4.1. Yếu tố bên ngồi
2.4.1.1. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
Trong giai đoạn 2008-2012, chính sách kinh tế của Nhà nước thay đổi thường xuyên tùy theo tình hình kinh tế trong nước cũng như ảnh hưởng của thế giới. Năm 2008, Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt, chính sách tài khóa thu hẹp nhằm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao. Năm 2009 và 2010 được áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế nhưng lại làm tăng lạm phát. Do đó năm 2011, Chính phủ chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt, chính sách tài khóa thu hẹp. Chính sách tiền tệ trong năm 2012 được điều hành khá thận trọng.
Cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ cũng có mâu thuẫn với nhau làm cho độ tin cậy vào việc thực hiện chính sách tiền tệ trở nên yếu ớt. Chẳng hạn, NHNN đã đặt ra mục tiêu cho tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng năm 2011 nhưng đồng thời áp đặt cả trần lãi suất huy động. Việc kiểm soát cả lượng và giá làm cho cơng tác điều hành chính sách tiền tệ là bất khả thi và do đó làm cho cơng chúng ít tin cậy hơn vào chính sách tiền tệ.
Năm 2012, NHNN đã tạo được sự ổn định cơ bản trên hệ thống tài chính – NH, như thanh khoản được cải thiện, kéo giảm mặt bằng lãi suất, chống vàng hóa và đơla hóa, ổn định tỷ giá… Tuy vậy, cơng cuộc cải tổ hệ thống NH, giải quyết nút thắt nợ xấu hiện vẫn chưa có nhiều tiến triển đáng kể và diễn biến giá vàng trong nước còn gây e ngại cho người dân.
Năm 2012, NHNN vẫn duy trì áp dụng biện pháp hành chính là áp trần lãi suất huy động và trần cho vay đối với 4 lĩnh vực ưu tiên và kêu gọi các NH đưa lãi suất cho vay cũ về mức 15%/năm.
Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ban hành những quy định đối với hoạt động liên NH đã ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/09/2012. Rõ ràng đây là điểm cộng của NHNN khi góp phần lập lại trật tự và lành mạnh hóa thị trường liên NH. Trước đó,
trong những tháng cuối năm 2011, mức lãi suất cao ngất ngưỡng trên thị trường này đã tác động rất tiêu cực khi làm “nóng” mặt bằng lãi suất chung của nền kinh tế.
2.4.1.2. Pháp luật của nhà nƣớc
Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật.
Nếu những quy định của pháp luật khơng rõ ràng, khơng đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho PNB trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho PNB yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay. Đây là cơ sở pháp lý để PNB khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra, giúp PNB tăng cường hoạt động cho vay nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
Sự thay đổi những chủ chương chính sách về NH cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu một cách đột ngột gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tiêu thụ hết được sản phẩm hay chưa có phương án kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó địi.
Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp còn nhiều sơ hở. Nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng, nhiệm vụ vượt quá trình độ, năng lực quản lý dẫn đến rủi ro, thua lỗ, làm giảm chất lượng tín dụng. Do đó hệ thống pháp luật cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NH thương mại cũng như PNB.
2.4.1.3. Môi trƣờng kinh doanh
Khủng hoảng kinh tế đã làm kinh tế vĩ mô bất ổn, tỷ lệ lạm phát ở mức cao, thị trường bất động sản trầm lắng, thị trường chứng khoán đi xuống, số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm ngừng sản xuất tăng mạnh, tính thanh khoản của các NH yếu, đe dọa sử ổn định của toàn hệ thống, tăng trưởng tín dụng suy giảm nghiêm trọng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NH tăng cao nhưng khơng lượng hóa được.
Tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động tạo nên rủi ro mất thanh khoản NH. Nguy cơ nợ xấu cao tăng cao sau hệ lụy của tình trạng lãi suất cho vay cao trong năm 2011.
2.4.1.4. Sự cạnh tranh
PNB hoạt động trong mơi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để NH ngày càng hoàn thiện. Nếu như đối thủ cạnh tranh chiếm ưu thế hơn so với PNB thì sẽ thu hút nhiều KH hơn PNB, thậm chí KH của PNB cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Vì vậy để ngày càng phát triển thì PNB ln phải cố gắn khơng để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ.
Hiện nay, các NH đều phát triển các sản phẩm tín dụng để đáp ứng tất cả các yêu cầu của KH vay. Do đó để mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vơ cùng quan trọng. Ngồi ra, PNB cần phải nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với thị trường và tạo ra nhiều sự lựa chọn cho KH vay.
Bên cạnh đó, khối NH nước ngồi đã được gỡ bỏ hạn chế về huy động và bắt đầu tham gia cạnh tranh với các NHTM trong nước từ năm 2011.
2.4.2. Yếu tố bên trong 2.4.2.1. Nguồn nhân lực 2.4.2.1. Nguồn nhân lực
Tổng số lao động trong toàn hệ thống PNB là 3.006 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của PNB. Nguồn nhân lực của PNB tương đối trẻ, trình độ cao, tuy nhiên vẫn cịn tình trạng bố trí cơng việc khơng đúng chun mơn nên chưa đạt hiệu quả cao trong công việc. Kinh nghiệm của NVTD chủ yếu học hỏi từ những người đi trước, nhiều NVTD chưa đúng chuyên ngành đã theo học.
Trình độ chun mơn của NVTD tại PNB hiện chưa đáp ứng được yêu cầu khi chưa có kinh nghiệm nhiều trong các lĩnh vực cho vay lớn như dự án đầu tư, cho vay mua máy bay, tàu biển,… Kinh nghiệm về xử lý nợ, khởi kiện còn yếu dẫn đến tốn thêm thời gian cho công tác thu hồi nợ xấu.
2.4.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin
Từ năm 2007, PNB đã đầu tư vào công nghệ NH hiện đại và triển khai thành cơng chương trình phần mềm cốt lõi Core Banking trong toàn hệ thống. Tạo được sự thuận lợi, an tồn và nhanh chóng cho KH trong giao dịch tín dụng cũng như huy động.
Ngồi ra, PNB cịn đầu tư các hệ thống cơng nghệ hiện đại như chương trình GL-Core, Internet Banking, đầu tư hệ thống máy ATM, tham gia hệ thống liên minh trong và ngoài nước, chi lương qua thẻ ATM, đơn vị chấp nhận thẻ,…
2.4.2.3. Chính sách tín dụng
Qua nghiên cứu và phân tích tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2008- 2012 cho thấy chính sách tín dụng hiện hành của PNB khá đơn giản, các sản phẩm tín dụng chủ yếu là cho vay và bảo lãnh, đối tượng cấp tín dụng là các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, cấp tín dụng cho những ngành/lĩnh vực kinh tế cơ bản, …Tuy nhiên, những vấn đề trên được rút ra từ hoạt động thực tiễn, chưa có văn bản ban hành về chính sách tín dụng. Danh mục cho vay hiện tại không rõ ràng và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Chính sách tín dụng hiện tại chưa đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình cấp tín dụng, thiếu các sản phẩm tín dụng kết hợp và hỗ trợ, chưa quy định và phân khúc rõ nhóm KH truyền thống, nhóm KH mục tiêu và nhóm KH tiềm năng cũng như phương thức khai thác và quản lý KH.
Công tác thẩm định và định giá TSBĐ mặc dù đã tách rời khỏi bộ máy cấp tín dụng và hoạt động độc lập nhưng vẫn chưa thể hiện được hết tính độc lập và khách quan vốn có. Quy định về lãi suất thiếu sự đa dạng và linh hoạt, đối với cho vay có TSBĐ là bất động sản áp dụng một mức lãi suất cho vay cho tất cả đối tượng và mục đích vay, ...
2.4.2.4. Mạng lƣới kinh doanh
Hiện tại PNB có 141 chi nhánh, phịng giao dịch và các đơn vị trực thuộc trên tồn quốc. So với các NH có cùng quy mơ, PNB có được số lượng điểm giao dịch
Để củng cố và mở rộng thị phần, PNB cần tăng cường tăng trưởng mạng lưới mạnh ở những khu vực trọng điểm trong cả nước. Ngoài ra cần phủ khắp tất cả các tỉnh thành trong cả nước để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của KH. Cần mở thêm các điểm giao dịch tối thiểu 1 điểm giao dịch tại trung tâm hành chánh của mỗi tỉnh thành.
PNB cần chú ý tới việc hợp lý hóa hệ thống mạng lưới của mình, tập trung xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối điện tử nhằm tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính NH cho KH.