6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
2.3.6.4 Môi trường pháp lý
2.3.6.4.1 Rủi ro đến từ hoạt động các cơ quan ban ngành liên quan
Hoạt động các cơ quan ban ngành liên quan đến lĩnh vực TD NH hiện nay có thể nói cịn nhiều vấn đề cần bàn luận như quản lý DN của sở kế hoạch đầu tư
còn lỏng lẻo, cấp phép tràn lan; Nhiều trường hợp công chứng tài sản thế chấp chưa đúng về mặt pháp luật.
Sự can thiệp khơng chính thức của các cơ quan công quyền trong việc cho vay cộng thêm tâm lý ỷ lại của NH làm giảm chất lượng cơng tác thẩm định điển hình vụ vỡ nợ cơng ty Vinasin, MB phải trích lập dự phịng cho khoản vay. Ở MB không thực hiện việc cho vay theo chính sách thuần tuý, các dự án liên quan phục vụ quốc phòng an ninh đều được thẩm định thẩm tra đầy đủ trước khi cấp TD nên hạn chế phần nào nguyên nhân rủi ro trên.
2.3.6.4.2 Rủi ro đến từ văn bản pháp luật
Hệ thống văn bản pháp luật triển khai vào hoạt động NH chậm chạp và còn nhiều vướng mắc bất cập, điển hình như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ với quy định: Trong những hợp KH khơng trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay. Trên thực tế, NH là một tổ chức kinh tế, khơng có chức năng cưỡng chế buộc KH bàn giao TSĐB hay việc xử lý TSĐB qua con đường khởi kiện mất nhiều thời gian, chi phí và hiệu quả thi hành khơng cao… dẫn đến tình trạng NH khơng thể giải quyết tài sản tồn đọng.
Mặt khác, chính sách ban hành đột ngột, thường xuyên thay đổi ảnh hưởng đến kế hoạch, khả năng dự báo sức tiêu thụ trên thị trường của các DN. Như các chính sách tăng thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng mà trước đó NH đã mở L/C hay các quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo đột ngột để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện đúng tiến độ các hợp đồng xuất khẩu đã ký của các DN, ảnh hưởng kế hoạch trả nợ NH.