Thông số kỹ thuật của máy bay sử dụng ở sân bay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí của dự án sân bay long thành (Trang 37 - 39)

Tầm bay Mục đích Tải trọng cất cánh tối đa – MTOW (tấn)

Số ghế hành khách /Khối lượng hàng hóa chuyên chở Tầm bay (km) Trung-xa Chở khách 315 400 ghế 15.000 Chở hàng 400 110 tấn 8.500 Ngắn-trung Chở khách 85 200ghế 5.500 Chở hàng 70 20 tấn 4.500

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Theo thông tin quốc tịch của khách quốc tế đến Việt Nam, khoảng 50% khách đến từ các nước lận cận như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines,…29

Vì vậy, giả định khoảng 50% khách quốc tế và hàng hóa quốc tế sẽ vận chuyển trên loại máy bay tầm ngắn – trung, và 50% khách quốc tế và hàng hóa quốc

tế sẽ đi trên chuyến bay tầm trung – xa. Tất nhiên, tất cả khách và hàng hóa nội địa sẽ sử dụng máy bay tầm ngắn – trung.

Từ các số liệu dự báo hành khách và hàng hóa và giả định trên, kết quả dự báo tổng số chuyến bay chở khách quốc tế và nội địa, chở hàng hóa quốc tế và nội địa, ở tầm bay ngắn – trung và trung – xa của sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất khi có dự án được trình bày ở phụ lục 3.20 và 3.22.30

3.1.4 Phân bổ hành khách và hàng hóa giữa sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất

Trong kịch bản cơ sở, trong giai đoạn 2021-2030, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn hoạt động và tiếp nhận 10% lượng khách quốc tế và 80% lượng khách nội địa. Trong khi đó, sân bay Long Thành đảm trách 90% lượng khách quốc tế và 20% lượng khách nội địa.31 Giả định tỷ lệ phân bổ này cũng áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua hai sân bay. Sau năm 2030, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đóng cửa và sân bay Long Thành sẽ phục vụ toàn bộ cầu hàng không của hai sân bay.

Mô hình phân tích cần số liệu về lượng khách và hàng hóa thực tế của mỗi sân bay để tính tốn doanh thu tài chính, lợi ích kinh tế và chi phí hoạt động của sân bay. Việc tính tốn dựa trên số liệu dự báo của hai sân bay có thể cho kết quả lợi ích của dự án quá cao do thực tế lượng khách và hàng hóa của sân bay bị giới hạn của cơng suất thiết kế của các nhà ga của sân bay.

Lượng khách và hàng hóa thực tế của sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất khi có dự án được ước lượng từ tổng lượng khách và hàng hóa dự báo của hai sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất và tỷ lệ phân bổ tương ứng của từng giai đoạn, trong đó lượng khách và hàng hóa sẽ bị giới hạn bởi công suất của các nhà ga (xem bảng 3.5), nghĩa là khi lượng khách và hàng hóa đạt mức cơng suất của các nhà ga thì khơng tăng nữa. Kết quả ước lượng được trình bày ở phụ lục 3.15 và 3.18.

30 Đây chỉ là tổng số chuyến bay dự báo được tính theo tổng lượng khách và hàng hóa dự báo của hai sân bay. Trong mơ hình phân tích, số chuyến bay thực tế của sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất sẽ được tính tốn theo lượng khách và hàng hóa thực tế của mỗi sân bay.

31

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí của dự án sân bay long thành (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)