4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Khung lý thuyết
4.1.1. Nhân tố Quy mô doanh nghiệp (Size)
Qui mô của công ty được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có nhiều kết quả tổng hợp giữa mối quan hệ của tỷ lệ quy mô và mức độ sử
dụng nợ. Theo lý thuyết đánh đổi, quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều với
Khả năng sinh lời Địn bẩy tài chính Tài sản cố định hữu hình Tuổi cơng ty Quy mơ công ty
Cơ hội tăng trưởng Rủi ro kinh doanh Đặc điểm riêng của tài sản Thuế Tính thanh khoản
mức độ sử dụng nợ. Titman và Wessels (1988) đã nghiên cứu lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn cho rằng các cơng ty lớn thì có cơ hội phá sản thấp cũng như có sự đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và vì thế xác suất phá sản là rất thấp. Đây là điều kiện
để cho các nhà đầu tư hay người cho vay ưu tiên cung cấp vốn hơn là so với các
doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Tương tự như vậy, theo lý thuyết chi phí đại diện mối liên hệ giữa quy mô với tỷ lệ nợ là cùng chiều. Ngược lại với các lý thuyết trên, lý thuyết trật tự phân hạng dự đốn giữa nhân tố quy mơ doanh nghiệp và tỷ lệ nợ của doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.
Tuy nhiên, hầu như tất cả các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới Titman và Wessels (1988), Pandey (2001), Frank và Goyal (2003), Mitton (2006), và nghiên cứu tại Việt Nam của Trần Hùng Sơn (2008), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010)…
đều cho thấy một mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa qui mô với mức độ sử dụng nợ của
công ty. Nghiên cứu của Chandrasekharan C.V (2012) đưa ra mối tương quan tỷ lệ
nghịch giữa biến quy mơ với địn bẩy tài chính. Với hệ thống lý lý thuyết và môi
trường kinh doanh tại Việt Nam tác giả nhận định các công ty lớn thường có mức nợ cao hơn các cơng ty nhỏ.
Theo những lý thuyết, những nghiên cứu thực nghiệm, tác giả kỳ vọng: Qui
mô của công ty quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng nợ của công ty.