4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Khung lý thuyết
4.1.2. Nhân tố cơ hội tăng trưởng (Growth opportunities)
Nhân tố các cơ hội tăng trưởng thường được đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q là tỷ số giá trị thị trường trên giá trị số sách của tổng tài sản. Do hạn chế số liệu, nghiên cứu thực hiện đo lường cơ hội tăng trưởng của các công ty bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản để biểu thị tốc độ tăng tài sản.
Theo lý thuyết đánh đổi và lý thuyết chi phí đại diện đã dự báo rằng tác động của biến tăng trưởng và địn bẩy tài chính thì tương quan ngược chiều nhau bởi vì
khi một cơng ty có địn bẩy tài chính cao thì phần lợi nhuận đạt được từ các dự án đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là cho các cổ đông. Do vậy, các cổ đông sẽ
tài trợ bằng nợ. Các nghiên cứu thực nghiệm của Titman & Wessel (1988), Trần Hùng Sơn (2008) cũng cho rằng cơ hội tăng trưởng có quan hệ tỷ lệ nghịch với địn bẩy tài chính.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng, cơ hội tăng trưởng có mối tương quan cùng chiều với mức độ sử dụng nợ của công ty. Các công ty đang tăng trưởng sẽ sử dụng nợ nhiều hơn trong cấu trúc vốn của họ. Bởi vì, nguồn vốn nội bộ không đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư và mở rộng kinh doanh. Để có vốn tài trợ cho các dự án, sử
dụng cho việc nghiên cứu cũng như phát triển kinh doanh với mục đích thỏa mãn
nhu cầu vốn, các cơng ty phải tìm kiếm nguồn vốn bên ngồi. Điều này có nghĩa
rằng: cơng ty đang gia tăng tỷ lệ nợ để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như tài trợ cho các dự án đầu tư tiềm năng của họ. Đồng thuận với quan điểm của Myer và Majluf là các tác giả Frank và Goyal (2003). Kết quả nghiên cứu của Chandrasekharan C.V (2012) cũng đưa ra ý kiến đồng thuận về mối tương quan
thuận giữa địn bẩy tài chính và cơ hội tăng trưởng của công ty.
Đề tài nghiêng về lập luận rằng khi cơng ty mua nhiều tài sản hơn thì sẽ vay
nợ nhiều hơn.
Kỳ vọng nghiên cứu: Quan hệ giữa nhân tố các cơ hội tăng trưởng và mức độ
sử dụng nợ của công ty là tỷ lệ thuận.