4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Phân tích thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các
4.2.1 Mơ hình nghiên cứu, các bước thực hiện
Đề tài nghiên cứu theo mơ hình thực nghiệm của Chandrasekharan C.V (2012)
với 216 cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn trong 4 năm từ 2007 – 2011. Mơ hình nghiên cứu được tác giả chủ yếu tập trung vào tác động của 9 nhân tố là: Các cơ hội tăng trưởng (được xác định bằng logarit tự nhiên của
tổng tài sản), qui mô công ty (được tính bằng logarit tự nhiên của doanh thu),
khả năng sinh lời (được tính bằng lợi nhuận trước thuế, lãi vay trên tổng tài sản),
tài sản hữu hình (được tính bằng tài sản cố định trên tổng tài sản), thuế (được tính
bằng thuế TNDN trên lợi nhuận trước thuế), rủi ro kinh doanh (được tính bằng độ
lệch chuẩn của lợi nhuận trước thuế và lãi vay), đặc điểm riêng của tài sản (được
tính bằng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần), tính thanh khoản (được tính bằng tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn), tuổi doanh nghiệp (được xác định bằng độ lệch giữa năm nghiên cứu và năm thành lập) đến cấu trúc vốn của công ty.
Theo đó, cấu trúc vốn của cơng ty được xác định trên cơ sở ba tỷ số: tổng nợ
phải trả trên tổng tài sản (TDTA), tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDTA), tổng nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDTA). Tất cả các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn đều lấy trung bình. Tác giả thực hiện thống kê mơ tả để nhận xét về tỷ lệ nợ của các
công ty phi tài chính qua 5 năm thơng qua hệ thống bảng biểu, sơ đồ bằng excel
cũng như thực hiện thống kê mô tả các nhân tố thông qua phần mềm SPSS. Tổng kết về tỷ số nghiên cứu:
Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản, Ký hiệu: TDTA Tổng nợ ngắn hạn/Tổng tài sản, ký hiệu: SDTA Tổng nợ dài hạn/Tổng tài sản, ký hiệu: LDTA
Sau khi phân tích thống kê mơ tả, tác giả tiến hành xây dựng mơ hình mối quan hệ giữa các nhân tố với cấu trúc vốn và thực hiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình bằng phần mềm SPSS.
Xây dựng mơ hình mối quan hệ giữa các nhân tố và cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa các nhân tố đặc trưng của cơng ty và địn bẩy tài chính là mối quan hệ tuyến tính theo các lý thuyết về cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm. Từ đó, tác giả dự kiến mơ hình hồi qui đa biến với phương pháp bình
phương bé nhất (OLS) được xây dựng cho mối quan hệ này như sau:
DFLit =β0 + β1Sizeit-1 +β2Tagit-1 +β3Profit-1 + β4Growit-1 + β5Taxit-1 + β6Liqiit-1 + β7Riskit-1 + β8Uniqit-1 + β9Ageit-1 + εi,t (1*)
Trong đó, biến phụ thuộc DFLi,t là địn bẩy tài chính của công ty thứ i tại thời điểm t được đo lường bằng ba tỷ số là:
Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (TDTA),
Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDTA),
Tỷ số tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDTA).
Như vậy, phương trình (1*) được chia thành 03 phương trình tương ứng với 03 biến phụ thuộc là tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (TDTA), tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDTA), tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDTA).
Các biến giải thích gồm có: Profi,t-1 là khả năng sinh lời của công ty thứ i tại năm t-1, Sizei,t-1 là qui mô công ty i tại năm t-1, Growi,t-1 là biến cơ hội tăng trưởng công ty i tại năm t-1, Tangi,t-1 là tài sản hữu hình của cơng ty i tại năm t-1,
Taxi,t-1 là thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty i tại năm t-1, Riski,t-1 là rủi ro kinh doanh của công ty i tại năm t-1, Uniqi,t-1 là đặc điểm riêng tài sản của công
ty i tại năm t-1, Liqii,t-1 là tính thanh khoản của công ty i năm t-1, Agei,t-1 là tuổi của công ty i ở năm t-1 và εit là sai số mơ hình của cơng ty i tại thời điểm năm t.
Đặc biệt, tất cả các biến độc lập trong phương trình (1*) được tính trung
bình từ năm 2008 đến năm 2011 trong khi biến phụ thuộc được tính cho năm 2012. Vì các cơng ty cần có một thời gian để điều chỉnh từ từ trở lại cấu trúc vốn mục
vốn đi trệch hướng khỏi cấu trúc vốn mục tiêu của cơng ty. Việc tính trung bình cho các biến độc lập nhằm làm giảm đi sai số đo lường (ε) và tác động ngẫu nhiên của các biến độc lập. Hơn nữa, các biến giải thích được làm trễ một năm để tách
biệt khả năng quan hệ nhân quả ngược giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.