Tình hình M&A ngân hàng tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sát nhập, hợp nhất và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 65)

2.3. TÌNH HÌNH M&A TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM:

2.3.3. Tình hình M&A ngân hàng tại Việt Nam:

Tình hình M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam có thể chia làm 04 giai đoạn như sau: từ 23/5/1990 – 30/9/1998; giai đoạn: 1/10/1998 – 30/9/2004; giai đoạn từ 1/10/2004 – 31/12/2010 và giai đoạn từ 2011 đến nay:

2.3.3.1. Giai đoạn từ năm 1998 về trƣớc:

Vào những năm 1989-1993, cả nước có 46 ngân hàng thì 10 ngân hàng buộc phải sáp nhập. Đây là những ngân hàng yếu, mất khả năng thanh toán, càng hoạt động càng thua lỗ, vốn điều lệ của những ngân hàng này khá thấp, khoảng 5-20 tỷ đồng và nợ xấu của họ có tỷ trọng rất lớn, có đơn vị chiếm tới 40-50% tổng dư nợ.

Nếu các ngân hàng này phá sản sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Lúc bấy giờ chưa có quỹ bảo hiểm tiền gửi hay quỹ bù đắp rủi ro. Vì vậy, Thống đốc NHNN có chỉ thị yêu cầu các ngân hàng lớn như VCB, BIDV, AgriBank... tiếp nhận hỗ trợ các ngân hàng yếu, sáp nhập những ngân hàng này vào để họ tiếp nhận các khoản nợ và tiếp tục cho vay những đối tượng có khả năng trả nợ. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì trước đây: quy mơ nền kinh tế nước ta ở còn nhỏ, bản thân ngân hàng cho vay không lành mạnh và NHNN cũng chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ. Hoạt động sáp nhập và mua lại trong giai đoạn này mang tính bắt buộc nhiều hơn tự nguyện

2.3.3.2. Giai đoạn từ năm 1999-2004:

Trước tình hình đó, Đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các Ngân hàng TMCP Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 212/1999/QĐ- TTg ngày 29/10/1999, với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Triển khai thực hiện Đề án này, đã có một số Ngân hàng TMCP thực hiện việc sáp nhập, cho Ngân hàng khác mua lại.

Hoạt động M&A đối với ngành tài chính ngân hàng cịn khá mới mẽ trong giai đoạn này. Ngân hàng Sacombank thành lập 21/12/1991 từ việc sáp nhập Ngân hàng phát triển kinh tế Gị Vấp và 03 tổ chức tín dụng với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, là mơ hình ngân hàng TMCP đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh.

Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập với ngân hàng nông thôn Đồng Tháp (1997), sáp nhập với ngân hàng Đại Nam (1999), sáp nhập với ngân hàng Châu Phú (2001), mua lại quỹ tín dụng Định Cơng – Hà Nội (2002), sáp nhập với ngân hàng Cái Sắn - Cần Thơ (2003).

Ngân hàng TMCP Đông Á mua lại ngân hàng nông thôn Tứ Giác Long Xuyên- An Giang (2001), sáp nhập với ngân hàng TMCP nông thôn Tân Hiệp - Kiên Giang (2004).

Ngân hàng Sacombank sáp nhập với ngân hàng Thạnh Thắng - Cần Thơ (2002). Ngân hàng Phương Đông sáp nhập với Ngân hàng nông thôn Tây Đô (2002).

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam mua lại ngân hàng Nam Đô (2003). Công ty Tài chính Sài Gịn ( SFC) hợp nhất với ngân hàng TMCP Đà Nẵng hình thành ngân hàng TMCP Việt Á.

Bảng 2.16: Một số thƣơng vụ M&A ngân hàng giai đoạn 1999– 2004:

Năm Ngân hàng mục tiêu Ngân hàng đi mua

1999 Ngân hàng Đại Nam NH TMCP Phương Nam

2001 NH Tứ Giác Long Xuyên NH TMCP Đông Á

2001 NH Châu Phú (An Giang) NH TMCP Phương Nam

2002 NH Thạnh Thắng (Cần Thơ) NH TMCP Sài Gịn Thương Tín

2002 Quỹ Tín Dụng Định Cơng (Hà Nội) NH TMCP Phương Nam

2003 NH Cái Sắn (Cần Thơ) NH TMCP Phương Nam

2003 NH TMCP Tây Đô NH TMCP Phương Đông

2003 NH Nam Đô NH Đầu tư và Phát triển

2004 NH TMCP nông thôn Tân Hiệp NH TMCP Đông Á

Nguồn: tác giả tổng hợp từ website của các ngân hàng trên.

2.3.3.3. Giai đoạn 2005-2010:

Từ năm 2005 khi có sự ra đời của Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư nước ngoài 2005, luật chứng khoán 2006 đã thúc đẩy hoạt động M&A có yếu tố nước ngồi. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế đã tham gia mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng này. Các ngân hàng Việt Nam lựa chọn đối tác chiến lược với mong muốn lựa chọn được nhà đầu tư có uy tín, có năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ được mình trong các cơng việc chính sau: Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro; áp dụng công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; phát triển sản phẩm các lĩnh vực khác phù hợp với chiến lược phát triển của từng ngân hàng để nâng cao năng lực tài chính và uy tín thương hiệu trên thị trường.

Bảng 2.17: Đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài của NHTMCP Việt Nam:

STT Ngân hàng mục tiêu Đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài Tỷ lệ sở hữu

trên VĐL

1 Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam (CTG)

Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC)

10%

2 Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam (VCB) Tập đồn Tài chính Mizuho 15%

3 Ngân hàng TMCP Á Châu

(ACB)

Ngân hàng Standard Charterd Bank Dragon Financial Holdings Ltd Connaught Investors Ltd

15% 6,81% 7,26%

4 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập

Khẩu Việt Nam (Eximbank)

Ngân hàng Sumitomo Mitsui Vinacapital và quỹ Mira Asset

15% 10%

5 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương

Việt Nam (TechcomBank)

Ngân hàng Hồng Kông –Thượng

Hải (HSBC) 20%

6 Ngân hàng TMCP Phương

Đông (OCB) Ngân hàng BNP Paribas ( Pháp) 20%

7 Ngân hàng An Bình (ABBank) MayBank (Malaysia)

Cơng ty tài chính Quốc tế IFC

20% 10%

8 Ngân hàng phát triển nhà Mê

Kong (MHB) Fullerton Financial Holdings (FFH) 15%

9 Ngân hàng TMCP Quốc tế

(VIB) Commonwealth Bank 20%

10 Ngân hàng TMCP Đông Nam

Á (SeaBank) Ngân hàng Sociéte Générale 15%

11 Ngân hàng TMCP PT Nhà Hà

Nội (Habubank) Deutsche Bank 20%

12 Ngân hàng TMCP Việt Nam

Thịnh Vượng (VPBANK) Ngân hàng OCBC Singapore 15%

13 Ngân hàng TMCP Phương

Nam (Southernbank) United Overseas Bank (UOB) 20%

Các định chế tài chính nước ngồi cũng vậy, họ lựa chọn hình thức đầu tư mua cổ phần để trở thành cổ đơng chiến lược của ngân hàng Việt Nam thay vì thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam vì những lý do chính sau: (i) Tận dụng được mạng lưới sẵn có rộng khắp của các ngân hàng Việt Nam; (ii) Hiểu được tập quán, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và khách hàng nói riêng thơng qua việc tham gia quản trị, điều hành tại ngân hàng Việt Nam; (iii) Thủ tục đầu tư mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam đơn giản hơn so với thành lập pháp nhân mới hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; (iv) Phát triển quan hệ khách hàng và sản phẩm dịch vụ trên cơ sở nền tảng sẵn có thay vì phải tìm kiếm, xác lập quan hệ khách hàng từ đầu; (v) Thời gian thu hồi vốn từ việc đầu tư mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam nhanh hơn và đơn giản hơn so với thành lập pháp nhân mới hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam.

Chỉ trong vịng 6 năm qua, nhiều ngân hàng Việt Nam đã lựa chọn được các định chế tài chính lớn của nước ngồi làm cổ đơng chiến lược của mình. Điển hình là các giao dịch được liệt kê:

Dựa trên nền tảng tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ hiện đại – tiên tiến, kinh nghiệm quản trị, điều hành ngân hàng theo cơ chế thị trường hàng trăm năm và sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú, các định chế tài chính nước ngồi (với tư cách là cổ đơng chiến lược của ngân hàng Việt Nam) đang được kỳ vọng hỗ trợ, giúp đỡ và song hành cùng với ngân hàng Việt Nam để phát huy hơn nữa các thế mạnh sẵn có và nâng cao năng lực quản trị, điều hành, mở rộng, phát triển các lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ còn yếu của các ngân hàng Việt Nam. Thực tế cho thấy, sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam đã tạo động lực và điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam tăng cường được tính cơng khai, minh bạch, nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng cung cấp dịch vụ, đồng thời khẳng định được tầm vóc, thương hiệu trên thị trường nội địa và quốc tế.

Hoạt động M&A đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, góp phần nâng cao hệ số an toàn vốn ngân hàng, nâng cao chất lượng công nghệ, năng lực quản trị rủi ro ngân hàng thông qua bán cổ phần cho ngân hàng đối tác.

Hoạt động mua cổ phần giữa các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam: Bảng 2.18: Một số thƣơng vụ mua bán giữa các NH trong nƣớc 2005 - 2010

Ngân hàng bên mua Ngân hàng mục tiêu

- Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

- Liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VCB

- Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín - Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Gia Định

- Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam - Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM

- Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

- Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín Ngân hàng TMCP Phương Đơng

- Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

- Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam Ngân hàng TMCP Quốc Tế

- Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín Ngân hàng TMCP Quân Đội

- Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

- Ngân hàng TMCP Á Châu

NH TMCP Việt Nam Thương Tín Ngân hàng TMCP Đại Á

Ngân hàng TMCP Kiên Long - Ngân hàng TMCP Á Châu

- Cơng ty tài chính Dầu Khí

-Quỹ đầu tư chứng khốn Việt Nam - Cơng ty đầu tư tài chính Sài Gịn Á-Âu - Cơng ty đầu tư tài chính Bảo Việt

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

- Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - Ngân hàng TMCP Dầu Khí Tồn Cầu -Cơng ty tài chính Dầu Khí

Ngân hàng TMCP Đại Dương

Bên cạnh việc các tập đoàn, tổ chức tài chính ngân hàng nước ngồi mua lại cổ phần các ngân hàng trong nước thì các ngân hàng nội cũng muốn tăng tiềm lực tài chính bằng cách bán cổ phần cho các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn, có uy tín và thương hiệu vững mạnh

Thực chất đây là việc sở hữu cổ phần chéo của các ngân hàng thương mại trong nước. Với sự kết hợp này các ngân hàng trong nước cũng hỗ trợ nhau về nhiều mặt trong quá trình phát triển của họ trước thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

2.3.3.4. Giai đoạn từ 2011 đến nay:

Tình hình M&A trong thời gian gần đây cũng khá sôi động khi Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) cũng đã chuyển 3.540 tỉ đồng góp vốn vào CTG và 125 triệu đô la Mỹ nợ cho vay thứ cấp. Vốn điều lệ của ngân hàng này được nâng lên mức 18.173 tỉ đồng, và IFC chính thức trở thành cổ đơng nước ngồi đầu tiên sở hữu 10% vốn điều lệ CTG. Ngoài ra, Ngân hàng đang cùng đối tác tư vấn JP Morgan thúc đẩy đàm phán với Ngân hàng Canada - Bank of Nova Scotia, theo đó, dự kiến trong năm nay Bank of Nova Scotia sẽ hoàn tất thủ tục và trở thành cổ đông chiến lược của CTG với dự kiến bán 15% vốn điều lệ.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam công bố kết quả đợt chào bán cổ phần riêng lẻ cho ngân hàng Mizuho. Sau khi hoàn tất việc chào bán cho Mizuho, vốn điều lệ của VCB tăng từ 19.698 tỷ lên 23.174 tỷ đồng, như vậy trong cơ cấu cổ đông lớn của VCB, Mizuho trở thành đối tác chiến lược nắm giữ 15% vốn điều lệ, Ngân hàng nhà nước nắm giữ 77,11% vốn điều lệ.

Thương vụ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) mua lại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) với giá 997 tỷ đồng, tương đương với gần 15% cổ phần của LienVietPostBank và chính thức tổ chức lễ ra mắt tên gọi mới: Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).

Thương vụ được đánh giá là mở đầu cho làn sóng M&A của hệ thống ngân hàng thương mại là sự hợp nhất của ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) để tạo thành Ngân

hàng hợp nhất TMCP Sài Gòn là một trong 5 ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn điều lệ (tính tới cuối tháng 9/2011) là 10.600 tỷ đồng, tổng tài sản 154.000 tỷ đồng, 230 điểm giao dịch và hơn 4.000 cán bộ nhân viên.

Thương vụ sáp nhập giữa ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) được đại hội đồng cổ đông của các bên thơng qua với tỷ lệ hốn đổi cổ phiếu để thực hiện giao dịch sáp nhập được thực hiện như sau: 1 cổ phiếu của HBB sẽ được hoán đổi ngang bằng 0,75 cổ phiếu của SHB, các bên đang chuẩn bị các thủ tục để hoàn tất thương vụ sáp nhập tự nguyện này.

2.3.4. Một số thƣơng vụ M&A ngân hàng tiêu biểu và tình hình hoạt động của ngân hàng trƣớc và sau M&A thời gian gần đây:

2.3.4.1. Thƣơng vụ: Hợp nhất Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa:

Giấy phép cho thƣơng vụ

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Các bên tham gia thƣơng vụ

Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000

VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.

Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa

Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08 năm 1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Ngày 18/01/2006, Ngân hàng TMCP Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theo Quyết định số 75/QĐ-NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu từ năm 2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ-NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

Tính đến cuối tháng 9/2011, TinNghiaBank có Vốn điều lệ đạt 3.399.000.000 VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vượt 7,16 % kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.

Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Đệ Nhất

Ngân hàng TMCP Đệ nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0033/NH–GP ngày 27 tháng 04 năm 1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP .HCM cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993. Trong bối cảnh hoạt động theo khung pháp lý cho ngân hàng thương mai tại Việt Nam, ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000 VNĐ. Kết quả hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100 tỷ đồng, vượt 128% so kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sát nhập, hợp nhất và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)