Xung đột mâu thuẫn của các cổ đông lớn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sát nhập, hợp nhất và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 29 - 30)

1.4. NHỮNG LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA THƢƠNG VỤ M&A

1.4.2.2. Xung đột mâu thuẫn của các cổ đông lớn:

Sau khi sáp nhập, ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hoạt động với số vốn cổ phần lớn hơn, những cổ đơng lớn của ngân hàng bị thâu tóm có thể sẽ mất quyền kiểm soát ngân hàng như trước đây do tỷ lệ quyền biểu quyết trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đã giảm nhỏ hơn trước. Những quyền lợi của các ông chủ ngân hàng cũ bị đụng chạm, ý kiến của họ trong Đại hội đồng cổ đơng khơng cịn được như trước nữa, quyền bầu người vào Hội đồng quản trị cũng sẽ giảm so với trước đây. Hội đồng quản trị sẽ có số lượng lớn hơn, nên thành viên hội đồng quản trị do các cổ đơng lớn

bầu vào sẽ có quyền lực hạn chế hơn trước đây khi chưa sáp nhập. Vì thế các cổ đơng lớn sẽ tìm cách liên kết với nhau để tạo nên thế lực của mình lớn hơn nhằm tìm cách kiểm sốt ngân hàng sau sáp nhập, cuộc đua tranh sẽ không bao giờ chấm dứt cho đến khi tất cả các bên cùng thỏa mãn quyền lợi của mình. Thế nhưng các ơng chủ của ngân hàng sau sáp nhập đến từ các ngân hàng khác nhau, sẽ có nhiều ơng chủ hơn, nhiều tính cách hơn, họ lại chưa cùng nhau hợp tác khi nào nên sự bất đồng quan điểm rất dễ xảy ra do các lợi ích bị đụng chạm. Do đó rất có thể họ sẽ đi ngược lại lợi ích của số đơng các cổ đơng nhằm làm lợi cho bản thân mình. Vậy nên, trong các tập đồn tài chính lớn, cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các cổ đông lớn không khi nào chấm dứt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sát nhập, hợp nhất và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)