Bảng 2.8: Mạng lƣới của NH trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005-2010[5] : Loại hình Ngân hàng 2005 2010 1. NHTMNN - Hội sở chính 1 1 - Chi Nhánh 122 93 - PGD, các điểm giao dịch 116 413 2. NHTMCP - Hội sở chính 16 16 - Chi Nhánh 162 195 - PGD, các điểm giao dịch 62 938 3. NH Liên doanh - Hội sở chính 3 3 - Chi Nhánh 1 8 - PGD, các điểm giao dịch 1 7 4. Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài - Hội sở chính 0 3 - Chi Nhánh 0 2 - PGD, các điểm giao dịch 0 8 5. Chi nhánh NH nƣớc ngoài 21 32 Tổng cộng 505 1.719
Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước – CN TP.HCM.
Mạng lưới hoạt động: Không chỉ phát triển về số lượng, qui mô mạng lưới của các NHTM cũng tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước – CN Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2005-2010, chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng có sự phát triển vượt
[5] Nguồn: Báo cáo chương trình phát dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn TP.HCM của CN NHNN TP.HCM
bậc từ 505 điểm giao dịch năm 2005 tăng lên 1.719 chi nhánh, phịng giao dịch vào cuối năm 2010.
Khơng chỉ phát triển về số lượng, qui mô mạng lưới của các NHTMCP cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng còn khá chênh lệch nhau do chiến lược phát triển và đặc trưng của từng ngân hàng. Agribank đứng vị trí dẫn đầu về mạng lưới hoạt động với 2.326 điểm giao dịch, vị trí tiếp theo của các ngân hàng lần lượt theo thứ tự sau: CTG có 1.100 điểm giao dịch, BIDV có 629 điểm giao dịch, VCB có 382 điểm giao dịch điểm giao dịch, ACB có 325 điểm giao dịch, Techcombank có 318 điểm giao dịch, VIB có 158 điểm giao dịch, SHB có 128, HDB có 119 và Ocenbank có 100. Trong đó, các ngân hàng CTG, VCB và BIDV đều có cơng ty con hoặc văn phịng đại diện tại thị trường nước ngồi.
Hình 2.9: Số lƣợng CN, PGD và ATM của 10 NH lớn trong 2011:
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên và website của các ngân hàng trên.
Các ngân hàng dẫn đầu về hệ thống ATM và POS bao gồm Agribank, VCB, CTG, BIDV, Techcombank, và ACB. Trong đó, VCB dẫn đầu về thị phần POS, chiếm 28,4% toàn hệ thống. Agribank dẫn đầu về thị phần ATM trong 2011 (15,4%),
theo sau là Vietibank (13,4%) và VCB (12,5%), Seabank chiếm 1,7% thị phần toàn ngành. Tiếp theo là VIB, ABB và Ocenbank, có thị phần lần lượt là 1,4%; 0,9% và 0,8%. PGB có 4.034 điểm (thị phần 5,2%) do ngân hàng này kết hợp bán xăng qua thẻ tại các điểm bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc. VIB chiếm vị trí thứ 2 với thị phần 3,5%. Các ngân hàng cịn lại có số lượng POS khơng đáng kể.
2.2.4 Năng lực cạnh tranh về mở rộng và phát triển sản phẩm dịch vụ:
Dịch vụ ngân hàng trong thời gian qua đã có những thành tựu lớn góp phần vào việc tăng tỷ trọng thu ngồi tín dụng cho ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.
Bảng 2.10: Tỷ trọng thu ngồi tín dụng so với tổng thu nhập của các NHTM trên địa bàn Tp. HCM: Đơn vị tính: %
STT NGÂN HÀNG 2006 2007 2008 2009 2010
1 NHTM Nhà Nước 11,10 13,00 10,20 11,70 12,50
2 NHTM Cổ Phần 22,10 24,20 17,90 27,60 19,20
3 NH Liên Doanh 9,60 9,30 14,80 19,80 15,10
4 NH Nước Ngoài 13,50 24,20 30,80 47,10 35,20
Nguồn : Báo cáo Ngân hàng Nhà Nước VN – CN. Tp. Hồ Chí Minh
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng ln được hồn thiện và bổ sung mới: Chất lượng các dịch vụ truyền thống ngày càng hoàn thiện, phát triển và ngày càng nâng cao với tốc độ phát triển ngày càng cao; cùng với sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại, các dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng ra đời và phát triển mạnh mẽ như dịch vụ thẻ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử như home banking, internet banking, mobile banking,…
Với nổ lực phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại, thị trường thẻ Việt Nam ngày càng phát triển, đa dạng về chủng loại và nâng cao về chất lượng. Trước đây các ngân hàng chủ yếu phát hành thẻ ATM với các giao dịch gửi và rút tiền mặt là chính. Cùng với sự phát triển của cơng nghệ các loại thẻ ngân hàng được phát triển các tính năng mới thay thế các giao dịch truyền thống của ngân hàng. Đến nay đông đảo người dân thành thị đã quen dần với thói quen sử dụng các tiện ích của thẻ để cất
giữ và thanh toán các giao dịch cá nhân. Mặc dù người dân Việt Nam chưa có thói quen sử dụng thẻ để thanh toán, nhưng cùng với đà phát triển của cơng nghệ, các dịch vụ thanh tốn điện tử sẽ ngày càng trở thành phổ biến trong tương lai. Số thẻ ATM được phát hành tăng mạnh trong 03 năm trở lại đây, với số lượng năm sau cao hơn 1,5 lần năm trước. Đến cuối năm 2010 đã có 40 ngân hàng thực hiện phát hành thẻ. Trong đó VCB phát hành được 5,3 triệu thẻ chiếm 20% thị phần, đứng thứ 2 là Agribank với số lượng phát hành là 5 triệu thẻ chiếm 19,5% thị phần, kế tiếp là Ngân hàng Đông Á với 4 triệu thẻ chiếm 18,5% thị phần và Viettinbank với 3 triệu thẻ.
Hình 2.11: Thị phần thẻ nội địa tính đến đầu năm 2011 của các NHTM
Thị phần thẻ nội địa đến cuối năm 2010
VCB, 20.00 Agribank, 19.50 DongAbank, 18.50 Viettinbank, 14.20 BIDV, 8.60 Khác, 19.20
VCB Agribank DongAbank Viettinbank BIDV Khác
Nguồn : Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam
Bên cạnh thẻ nội địa các loại thẻ quốc tế cũng được các NHTM chú trọng phát triển. Đến đầu năm 2011 số lượng phát hành thẻ đạt trên 1,5 triệu thẻ (14 ngân hàng tham gia phát hành thẻ) VCB dẫn đầu thị phần về phát hành thẻ quốc tế với số lượng là 632.374 thẻ chiêm 38,1% thị phần, tiêp đến là ACB với số lượng phát hành 437.644 thẻ chiếm 28,9% thị phần thẻ quốc tế, còn lại là các ngân hàng như Sacombank, Techcombank, Agribank. Nhìn chung danh mục sản phẩm của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn chưa thật phong phú, phần lớn chỉ tập trung v\ào các nghiệp vụ có tính truyền thống, tính tiện ích chưa cao.
Hình 2.12: Thị phần thẻ quốc tế tính đến đầu năm 2011 của các NHTM Thị phần thẻ quốc tế tính đến đầu năm 2011
VCB 38.10
Sacombank 10.50 Techcombank 8.70
ACB 28.90
Agribank 3.40 Khác 10.40
VCB Sacombank Techcombank ACB Agribank Khác
Nguồn : Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam
Sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, chưa tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, chưa khai thác được các phân đoạn thị trường. Mặc dù đã có khá nhiều sản phẩm dịch vụ mới được các ngân hàng đưa vào kinh doanh.
Những dịch vụ hiện các ngân hàng đang cung cấp thì rất nhiều nhưng nhiều khách hàng vẫn chưa có được sự hiểu biết đầy đủ về chúng (hiểu biết về nội dung dịch vụ, về các văn bản, quy định hiện hành, quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ, lợi ích khi sử dụng dịch vụ ,…) để có thể sử dụng một cách hiệu quả. Khoảng cách giữa ngân hàng và các khách hàng vẫn còn lớn do bản thân ngân hàng chưa chủ động tiếp cận với khách hàng, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến ngân hàng.
Chất lượng dịch vụ do các ngân hàng Việt Nam cung cấp (thể hiện ở tốc độ xử lý nghiệp vụ, độ an tồn, chính xác, tính tiện lợi) chưa cao, thủ tục giao dịch cịn rườm rà, phức tạp,… nên có phân đoạn thị trường các ngân hàng Việt Nam chưa thể chiếm lĩnh với thị phần cao mặc dù có lợi thế về mạng lưới. Nhóm khách hàng mà các ngân hàng Việt Nam khó thu hút là các doanh nghiệp có vốn nước ngồi trong các khu chế xuất, khu cơng nghiệp – khu vực có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tổng thể của nền kinh tế. Thị trường khách hàng tư nhân, nhất là khu vực nông thôn cũng chưa được khai thác tốt.